Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài báo này, tác giả giới thiệu một phương pháp vận dụng thuật toán tiến hóa vi phân đột biến hỗn hợp (Hybrid Crossover Differential Evolution – HCDE) để xác định tần số dao động riêng. Một ví dụ số minh họa với kết cấu khung thép 1 nhịp 4 tầng chứa các tham số đầu vào tổng quát dạng số khoảng như tiết diện, mô men quán tính, mô đun đàn hồi của vật liệu, nhịp và chiều cao của kết cấu để làm rõ vấn đề. | KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN TIẾN HÓA VI PHÂN ĐỘT BIẾN HỖN HỢP (HCDE) XÁC ĐỊNH TẦN SỐ DAO ĐỘNG RIÊNG CỦA KẾT CẤU KHUNG PHẲNG CÓ THAM SỐ ĐẦU VÀO DẠNG SỐ KHOẢNG ThS. ĐẶNG HỒNG LONG, TS. LÊ CÔNG DUY, TS. HOÀNG NHẬT ĐỨC Trường Đại học Duy Tân Tóm tắt: Phân tích dao động kết cấu có các tham số đầu vào không chắc chắn là một vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây. Vấn đề khó khăn khi mô tả các tham số đầu vào dưới dạng các biến số khoảng là sẽ làm tăng tính phức tạp của bài toán dao động. Trong bài báo này, tác giả giới thiệu một phương pháp vận dụng thuật toán tiến hóa vi phân đột biến hỗn hợp (Hybrid Crossover Differential Evolution – HCDE) để xác định tần số dao động riêng. Một ví dụ số minh họa với kết cấu khung thép 1 nhịp 4 tầng chứa các tham số đầu vào tổng quát dạng số khoảng như tiết diện, mô men quán tính, mô đun đàn hồi của vật liệu, nhịp và chiều cao của kết cấu để làm rõ vấn đề. Từ khóa: Dao động, đột biến hỗn hợp, tiến hóa vi phân, tần số riêng. 1. Đặt vấn đề Khi phân tích dao động của kết cấu công trình thì việc xác định tần số dao động riêng là một bước rất quan trọng. Với sự phát triển nhanh của khoa học máy tính, các phương pháp gần đúng mà đặc biệt là phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) giúp cho quá trình giải quyết bài toán dao động nhanh hơn, quy mô lớn hơn so với các phương pháp giải tích thuần túy với mức độ sai số cho phép chấp nhận được. Trong thời gian gần đây, vấn đề phân tích dao động kết cấu có các tham số đầu vào không chắc chắn đã được đề cập trong nước [1,2,3 ], tuy nhiên việc xét tổng quát đồng thời nhiều yếu tố đầu vào không chắc chắn thì vẫn còn hạn chế. Việc phản ánh các yếu tố đầu vào không chắc chắn rất có ý nghĩa thực tiễn, bởi lẽ sai số trong quá trình thi công chế tạo, đo đạc là không thể tránh khỏi, dù ít hay nhiều, và dĩ nhiên kết quả đầu ra cũng không phải là giá trị tường minh. Một vấn đề khó khăn là khi biểu diễn các đại lượng đầu vào không chắc chắn mà cụ thể là dưới dạng số khoảng .