Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết đề xuất chính sách phát triển hệ thống công nghệ phần mềm thống nhất và tương thích, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai dựa trên cơ sở khảo sát, phân tích các phần mềm cơ sở dữ liệu địa chính đang được sử dụng. | JSTPM Vol 1, No 4, 2012 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM THỐNG NHẤT, TƯƠNG THÍCH PHỤC VỤ VIỆC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH NHẰM HIỆN ĐẠI HÓA NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM ThS. Đoàn Văn Khoa Công ty Cổ phần Công nghệ tin học và Trắc địa bản đồ Bình Minh Tóm tắt: Quản lý đất đai đang là một vấn đề “nóng” của Việt Nam trong những năm gần đây. Việc xây dựng thành công cơ sở dữ liệu địa chính nhằm hiện đại hóa quản lý đất đai trên cơ sở ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) có ý nghĩa quan trọng. Hiện tại ở Việt Nam đang đưa vào sử dụng nhiều phần mềm để quản lý đất đai nhưng giữa chúng sự thống nhất và tương thích chưa cao, do vậy sản phẩm khi sử dụng hiệu quả quản lý chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Trên cơ sở khảo sát, phân tích các phần mềm cơ sở dữ liệu địa chính đang được sử dụng, bài viết đề xuất chính sách phát triển hệ thống công nghệ phần mềm thống nhất và tương thích, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất đai. Từ khóa: Cơ sở dữ liệu địa chính, Quản lý đất đai. 1. Khái quát về cơ sở dữ liệu địa chính Đất đai là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thiếu đối với mọi lĩnh vực, ngành nghề. Chính sách pháp luật về đất đai qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã trở thành một trong những động lực chủ yếu tạo đà cho những biến chuyển mạnh mẽ trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, công cụ để quản lý hiệu quả chưa đồng bộ nên thị trường quyền sử dụng đất phát triển chủ yếu mang tính tự phát, nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Chính sách KH&CN luôn giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý đất đai, một trong những biện pháp quản lý là đăng ký đất đai và giải pháp cần tiến hành là phải hiện đại hóa cơ sở dữ liệu địa chính để tăng cường hiệu quả quản lý đất đai. Để hiện đại hóa cơ sở dữ liệu địa chính thì yếu tố đầu tiên là cần phải xây dựng hệ thống công nghệ phần mềm thống nhất và tương thích. Thực tế cho thấy, công nghệ phần mềm ở Việt Nam rất đa dạng, song nhìn chung còn mang tính tự phát, đơn lẻ, chính sách chưa tạo thuận lợi .