Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nho lâm ngoại sử là một bức tranh tổng thể, toàn diện về giới nho sĩ cuối đời Thanh được vẽ bằng tất cả cảm xúc và tấm lòng của người họa sĩ văn chương. Tác giả đã khéo léo sắp xếp và lồng ghép những mảng màu cuộc sống vào trong bức tranh đem đến cho độc giả một cái nhìn chân thực, khách quan về một xã hội chạy theo công danh, tiền tài; một rừng nho phong hóa về bản chất, mất hết nhân cách; một bè lũ quan lại, tay sai hà hiếp dân chúng. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung đi sâu, tìm hiểu giọng điệu nghệ thuật tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử, qua đó thấy được nét độc đáo, đặc sắc trong phong cách sáng tác của nhà văn Ngô Kính Tử. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG NHO LÂM NGOẠI SỬ CỦA NGÔ KÍNH TỬ Lê Sỹ Điền Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc Tóm tắt. Nho lâm ngoại sử là một bức tranh tổng thể, toàn diện về giới nho sĩ cuối đời Thanh được vẽ bằng tất cả cảm xúc và tấm lòng của người họa sĩ văn chương. Tác giả đã khéo léo sắp xếp và lồng ghép những mảng màu cuộc sống vào trong bức tranh đem đến cho độc giả một cái nhìn chân thực, khách quan về một xã hội chạy theo công danh, tiền tài; một rừng nho phong hóa về bản chất, mất hết nhân cách; một bè lũ quan lại, tay sai hà hiếp dân chúng. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung đi sâu, tìm hiểu giọng điệu nghệ thuật tiểu thuyết Nho lâm ngoại sử, qua đó thấy được nét độc đáo, đặc sắc trong phong cách sáng tác của nhà văn Ngô Kính Tử. 1. MỞ ĐẦU Nho lâm ngoại sử là cuốn tiểu thuyết có kết cấu không rõ ràng, không có cốt truyện hoàn chỉnh, đó là một bức tranh hiện thực được ghép bằng những “mảnh giấy vụn” với chất keo đường viền ngôn ngữ. Điểm nổi bật trong thế giới nghệ thuật Nho lâm ngoại sử là sắc thái giọng điệu nghệ thuật của tác giả có nhiều nét đặc sắc, độc đáo: câu văn nhẹ nhàng, giản dị, mộc mạc nhưng đầy ý vị sâu xa, chứa đựng sức nặng “công tâm chỉ trích những tệ lậu thời đại” [7]. Sự phối kết, đan xen nhiều kiểu giọng điệu khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú trong thế giới nghệ thuật Nho lâm ngoại sử. Qua giọng điệu, Ngô Kính Tử đã khẳng định được phong cách sáng tạo và vị trí của mình trong dòng tiểu thuyết châm biếm, tiểu thuyết có đề tài khoa cử và quan trường. 2. NỘI DUNG 2.1. Giọng điệu nghệ thuật trong tác phẩm văn học Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Ngoài ra, giọng điệu còn phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm