Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong giáo dục đại học, giảng viên được xem là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Sự hài lòng trong công việc của giảng viên là một trong những động lực làm việc quan trọng và thường được xem là một trong những cơ sở để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của một trường đại học. Động lực làm việc của giảng viên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như đặc điểm công việc, sự công bằng về thu nhập, cơ hội thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp, lãnh đạo trực tiếp, đánh giá của sinh viên, đánh giá của xã hội. Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình phân tích yếu tố khám phá EFA với 251 phiếu điều tra giảng viên đang công tác ở các đơn vị trong Trường Đại học Lâm nghiệp để phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố tới động lực làm việc của giảng viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp là rất khác nhau và phản ánh được 72,5% vấn đề nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch và chiến lược phát triển nhân sự phù hợp với định hướng phát triển của Trường. | Kinh tế & Chính sách CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM Phạm Thị Tân1, Đặng Thị Hoa2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Trong giáo dục đại học, giảng viên được xem là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Sự hài lòng trong công việc của giảng viên là một trong những động lực làm việc quan trọng của giảng viên và thường được xem là một trong những cơ sở để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của một trường đại học. Động lực làm việc của giảng viên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như đặc điểm công việc, sự công bằng về thu nhập, trong ghi nhận, cơ hội thăng tiến, mối quan hệ với đồng nghiệp, lãnh đạo trực tiếp, đánh giá của sinh viên, đánh giá của xã hội. Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình phân tích yếu tố khám phá EFA với 251 phiếu điều tra giảng viên đang công tác ở các đơn vị trong Trường Đại học Lâm nghiệp để phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố tới động lực làm việc của giảng viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp là rất khác nhau và phản ánh được 72,5% vấn đề nghiên cứu, cụ thể là yếu tố lãnh đạo, thu nhập, đồng nghiệp, sinh viên, thăng tiến, công việc, ghi nhận, xã hội. Kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch và chiến lược phát triển nhân sự phù hợp với định hướng phát triển của Trường. Từ khóa: Động lực làm việc, giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp, yếu tố ảnh hưởng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nâng cao trình độ, sự gắn bó tâm huyết của đội ngũ giảng viên chính là mục tiêu mà các nhà lãnh đạo và quản lý của các trường đại học và cao đẳng chú trọng thực hiện. Phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu đó chính là tạo được động lực làm việc tích cực, năng suất làm việc ngày càng cao của đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường nói chung, đặc biệt là đội ngũ giảng viên. Do đó, sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên tại nơi làm việc là rất quan trọng cho sự thành công