Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phân bón trong lâm nghiệp được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở các nước phát triển vào khoảng nửa sau thế kỷ 20 và đã cho thấy tác dụng nhất định. Phân bón không chỉ làm tăng năng suất lâm phần, mà còn có tác động tích cực lên môi trường, phục hồi và cải thiện đáng kể nguồn dinh dưỡng cho đất, nâng cao tính đa dạng và bền vững cho rừng. Diện tích rừng của nước ta ngày càng tăng lên, nhưng chất lượng rừng lại đang giảm sút, dẫn đến hiệu quả kinh doanh rừng không cao và hệ sinh thái rừng không bền vững. Bài viết nghiên cứu ứng dụng phân bón trong lâm nghiệp, từ đó có thể áp dụng đại trà trên diện rộng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho rừng Việt Nam. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 ỨNG DỤNG PHÂN BÓN TRONG LÂM NGHIỆP THẾ GIỚI VÀ TRIỂN VỌNG CHO VIỆT NAM Trần Thế Hùng Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt. Phân bón trong lâm nghiệp được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở các nước phát triển vào khoảng nửa sau thế kỷ 20 và đã cho thấy tác dụng nhất định. Phân bón không chỉ làm tăng năng suất lâm phần, mà còn có tác động tích cực lên môi trường, phục hồi và cải thiện đáng kể nguồn dinh dưỡng cho đất, nâng cao tính đa dạng và bền vững cho rừng. Diện tích rừng của nước ta ngày càng tăng lên, nhưng chất lượng rừng lại đang giảm sút, dẫn đến hiệu quả kinh doanh rừng không cao và hệ sinh thái rừng không bền vững. Bài viết nghiên cứu ứng dụng phân bón trong lâm nghiệp, từ đó có thể áp dụng đại trà trên diện rộng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho rừng Việt Nam. Từ khóa: Lâm nghiệp, lâm phần, phân, đất, dinh dưỡng 1. MỞ ĐẦU Cây rừng trong chu kỳ sống của mình luôn cần một nguồn dinh dưỡng nhất định của đất cho sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc rừng là một mắt xích rất quan trọng trong hệ thống các giải pháp lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng lâm phần. Sự mất đi sinh khối tươi sau khai thác hay do quá trình xói mòn đất, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cây đã làm đất thiếu hụt một lượng chất dinh dưỡng nhất định. Đất nghèo chất dinh dưỡng đồng nghĩa với sản lượng cây gỗ, chất lượng rừng không cao. Vì vậy, cần có những biện pháp nâng cao sản lượng, chất lượng cho rừng, nguồn dinh dưỡng, độ phì nhiêu cho đất và phân bón là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả tốt. 2. NỘI DUNG 2.1. Lịch sử nghiên cứu và ứng dụng phân bón trong lâm nghiệp trên thế giới Phân bón được bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng cho cây rừng vào những năm đầu thế kỷ 20. Tại Đức, Viutemberga là người đầu tiên nghiên cứu thử nghiệm sử dụng phân đạm cho rừng trồng thông châu Âu và sa mộc. Sau đó, phân bón đã được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và Bắc Mỹ. Đặc biệt là các nước Bắc Âu, phân bón được ứng dụng trên diện