Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhằm tăng hiệu quả trong chăn nuôi lợn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về chất lượng thịt đòi hỏi công tác giống và thức ăn trong chăn nuôi ngày càng được coi trọng. Mời các bạn cùng tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung bài viết. | Kết quả về tốc độ tăng trọng của lợn ở tổ hợp F1(L x Y) trong thí nghiệm này tương đương với kết quả của Phạm Kim Dung vcs. (2004) khi nghiên cứu trên các giống lợn ngoại thuần là Landrace, Yorkshire và Duroc (598,4 g/con/ngày so với 613,1; 616,2 và 624,0 g/con/ngày, theo thứ tự tương ứng) nhưng lại thấp hơn so với các tổ hợp lợn lai F1(L x Y), F1(Y x L), F2(D x (L x Y)) và F2 (D x (Y x L)) (598,4 g/con/ngày so với 661,3; 663,0; 667,3 và 669,1 g/con/ngày theo thứ tự tương ứng). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của lợn tổ hợp F1(L x Y) trong thí nghiệm này đều cao hơn khi so sánh với tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của các giống lợn và tổ hợp lợn lai vừa nêu trên. Ngoài ra, tốc độ tăng trọng của lợn tổ hợp lai F1(L x Y) trong thí nghiệm này thấp hơn đáng kể khi so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác như kết quả của Trương Hữu Dũng vcs. (2003) khi nghiên cứu sinh trưởng của lợn Landrace và F1(L x Y), kết quả của Trương La và Nguyễn Khắc Tích (2004) khi nghiên cứu sinh trưởng của lợn tổ hợp lai F2 (L x (L x Y)), F2 (Y x (L x Y)), F2((PIE x L) x Y), F2((PIE x L) x L) và ((PIE x L) x (L x Y)) và kết quả của Trương Hữu Dũng vcs. (2004) khi nghiên cứu sinh trưởng của lợn tổ hợp lai F2 (D x (L x Y)) và F2 (D x (Y x L)) trong điều kiện nông hộ tại Thái Nguyên khi nuôi theo chế độ tự do và tự do - hạn chế. Sự khác nhau ở trên có thể do điều kiện nuôi dưỡng khác nhau như sự khác nhau về khí hậu và điều kiện chuồng nuôi.