Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài được thực hiện với mục tiêu khảo sát kháng sinh sử dụng và hiệu quả điều trị theo phương pháp xuống thang, từ đó đề xuất giải pháp hợp lý trong phương pháp điều trị. Nghiên cứu tiến hành tất cả các hồ sơ của bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán viêm phổi bệnh viện khởi phát muộn tại khoa hô hấp từ tháng 8/2010 đến tháng 9/2011. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 KHẢO SÁT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ XUỐNG THANG VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN KHỞI PHÁT MUỘN TẠI KHOA HÔ HẤP - BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Khổng Thanh Long*, Võ Thành Phương Nhã* TÓM TẮT Mở đầu: Tại khoa hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy, đa số các bệnh nhân viêm phổi bệnh viện khởi phát muộn đều là người cao tuổi, có nhiều bệnh kèm theo và dùng nhiều kháng sinh. Vì vậy, khảo sát hiệu quả điều trị viêm phổi bệnh viện khởi phát muộn với phương pháp xuống thang để tìm hiểu lợi ích của phương pháp này và có thể góp phần hạn chế việc sử dụng kháng sinh không cần thiết và hạn chế được đề kháng kháng sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài được thực hiện với mục tiêu khảo sát kháng sinh sử dụng và hiệu quả điều trị theo phương pháp xuống thang, từ đó đề xuất giải pháp hợp lý trong phương pháp điều trị Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu với đối tượng là tất cả các hồ sơ của bệnh nhân trên 18 tuổi được chẩn đoán viêm phổi bệnh viện khởi phát muộn tại khoa hô hấp từ tháng 8/2010 đến tháng 9/2011. Kết quả nghiên cứu: Có 231 trường hợp viêm phổi bệnh viện khởi phát muộn tại khoa hô hấp được khảo sát, số ca được điều trị xuống thang chiếm 46 trường hợp (19,90%), trong đó có 31 trường hợp có kết quả cấy dương tính và 15 trường hợp có kết quả cấy âm tính. Hầu hết các bệnh nhân được điều trị xuống thang đều cao tuổi với bệnh lý kèm theo thường gặp nhất là suy hô hấp và COPD. Vi khuẩn thường được phân lập nhất là Acinetobacter baumanii (56,52%). Kháng sinh điều trị ban đầu thường được sử dụng nhất là imipenem/ cilastatin (56,52%). Việc sử dụng kháng sinh ban đầu phù hợp làm tăng tỉ lệ đáp ứng điều trị. Đáng chú ý là tỉ lệ đáp ứng điều trị ở nhóm áp dụng phương pháp xuống thang cao hơn so với phương pháp lên thang. Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ giữa hiệu quả điều trị với việc sử dụng kháng sinh phù hợp và phương pháp điều trị xuống thang. Qua đó đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh áp dụng điều trị xuống thang trong viêm phổi bệnh viện, góp