Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành điều tra, thu mẫu và phỏng vấn 120 hộ nuôi trong tổng số 925 hộ thuộc 5 huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thành phố Vinh và Cửa Lò. Kết quả cho thấy hiện trạng kỹ thuật: Hình thức nuôi chủ yếu bán thâm canh chiếm 53,3%, diện tích ao dao động từ 0,3 - 1,5ha trung bình là 0,58 ± 0,01ha có hình dạng chữ nhật, độ sâu trung bình của các ao nuôi tôm là 1,43 ± 0,02m (khoảng dao động từ 0,6 - 1,8m), chất đáy ao nuôi bùn cát chiếm tới 69,2%. | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC HÌNH THỨC NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI NGHỆ AN THE ASSESSMENT OF TECHNICAL AND ECONOMIC EFFICIENCY OF WHITELEG SHRIMP (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) CULTURE MODEL IN NGHE AN PROVINCE Đinh Thị Hằng1, Lại Văn Hùng2 Ngày nhận bài: 30/7/2013; Ngày phản biện thông qua: 19/9/2014; Ngày duyệt đăng: 01/12/2014 TÓM TẮT Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại Nghệ An giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển ngành Thủy sản của tỉnh. Điều tra hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm được thực hiện trong thời gian từ 1/2010 - 6/2010. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành điều tra, thu mẫu và phỏng vấn 120 hộ nuôi trong tổng số 925 hộ thuộc 5 huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thành phố Vinh và Cửa Lò. Kết quả cho thấy hiện trạng kỹ thuật: Hình thức nuôi chủ yếu bán thâm canh chiếm 53,3%, diện tích ao dao động từ 0,3 - 1,5ha trung bình là 0,58 ± 0,01ha có hình dạng chữ nhật, độ sâu trung bình của các ao nuôi tôm là 1,43 ± 0,02m (khoảng dao động từ 0,6 - 1,8m), chất đáy ao nuôi bùn cát chiếm tới 69,2%. Việc cải tạo ao nuôi đã được người dân chú trọng, đặc biệt là hình thức bán thâm canh và thâm canh. Lợi nhuận thu được từ các hình thức cũng khác nhau và tăng dần từ hình thức quảng canh cải tiến đến hình thức nuôi thâm canh với hình thức quảng canh cải tiến là là 54,4 triệu đồng; bán thâm canh là 212,8 triệu đồng và thâm canh là 267,2 triệu đồng. Mặt khác, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng cũng góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp liên quan đến kỹ thuật, quy hoạch và chính sách nhằm phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng của tỉnh theo hướng bền vững. Từ khóa: hiệu quả, kinh tế, xã hội, tôm thẻ chân trắng ABSTRACT Commercial farming of white leg shrimp in Nghe An plays an important role in