Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích của luận án này là vận dụng lí thuyết quan hệ nghĩa vào thực tiễn tiếng Thái để lập bảng "ô trống từ vựng" (ma trận từ vựng) của từ biểu hiện bộ phận cơ thể người phản ánh quan hệ tổng phân nghĩa, quan hệ đồng nghĩa (có liên hệ với tiếng Việt); xác lập hệ thống từ biểu hiện bộ phận cơ thể người phản ánh quan hệ bao thuộc; chỉ ra cấu trúc biểu niệm và nghĩa biểu vật mới của từ biểu hiện bộ phận cơ thể người trong tiếng Thái phản ánh quan hệ đa nghĩa. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HÀ THỊ MAI THANH TỪ BIỂU HIỆN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG TIẾNG THÁI Ở VIỆT NAM (CÓ LIÊN HỆ VỚI TIẾNG VIỆT) Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 62.22.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Hà Nội - 2017 LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG THỊ HẢO TÂM Phản biện 1: GS. TS Hoàng Trọng Phiến Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: GS. TS Nguyễn Đức Tồn Viện Ngôn ngữ học Phản biện 3: PGS. TS Vương Toàn Viện Thông tin Khoa học xã hội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm 2017 Có thể tìm đọc luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nghĩa của từ có chức năng phản ánh, biểu đạt, ánh xạ thực tại và tư duy. Nói một cách khái quát, nghĩa của từ thuộc về bình diện tinh thần được vật chất hóa thông qua vỏ âm thanh của từ. Chính vì thuộc bình diện tinh thần nên nghĩa của từ luôn là đối tượng khó nắm bắt được một cách chính xác. Trong khi đó, việc thông hiểu được nghĩa của từ là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của hoạt động giao tiếp. Trong cuốn "Các lí thuyết ngữ nghĩa học từ vựng", Dirk Geeraerts cho rằng: "Từ vựng của một ngôn ngữ không phải là một cái túi từ không có cấu trúc, mà là một mạng lưới các biểu thức ngôn ngữ có liên quan đến nhau nhờ những mối liên hệ ngữ nghĩa". Như vậy, các loại quan hệ nghĩa khác nhau có giá trị ràng buộc các từ lại với nhau. Khi tồn tại trong hệ thống, các từ hiện tồn một mạng quan hệ nghĩa, một trong số đó là: quan hệ tổng phân nghĩa, quan hệ bao thuộc, quan hệ đa nghĩa và quan hệ đồng nghĩa. 1.2. Từ trước tới nay, mảng đề tài về từ biểu hiện bộ phận cơ thể người (BPCTN) thường được nghiên cứu trên cơ sở lí thuyết trường nghĩa và lí thuyết định danh. Dùng lí thuyết về mạng quan hệ nghĩa của từ như một sự mở rộng biên độ để tìm hiểu từ .