Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Lần đầu tiên đánh giá hiệu lực gây chết và khả năng sinh sản của 4 chủng tuyến trùng ký sinh gây bệnh, đó là S-PQ16 (Steinernema sp. Phú Quốc 16), S-QTr (Steinernema sp. Quảng Trị), H-KT3987 (Heterorhabditis indica Kon Tum) và H-CB3452 (Heterorhabditis indica Cát Bà) trên dế nhà, Acheta domesticus, trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nồng độ gây chết 50% (LC50) dế nhà của 4 chủng epn tương ứng 99, 116, 124 và 100 IJs cho thấy độc lực của các chủng tuyến trùng epn bản địa khá mạnh. | CHI HOCsản 2017, 24-31 Hiệu lực gây TAP chết và khảSINH năng sinh của 39(1): tuyến trùng DOI: 10.15625/0866-7160/v39n1.8336 HIỆU LỰC GÂY CHẾT VÀ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA BỐN CHỦNG TUYẾN TRÙNG KÝ SINH GÂY BỆNH CÔN TRÙNG TRÊN DẾ NHÀ (Acheta domesticus Linnaeus, 1758) TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM Đỗ Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Châu* Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TÓM TẮT: Lần đầu tiên đánh giá hiệu lực gây chết và khả năng sinh sản của 4 chủng tuyến trùng ký sinh gây bệnh, đó là S-PQ16 (Steinernema sp. Phú Quốc 16), S-QTr (Steinernema sp. Quảng Trị), H-KT3987 (Heterorhabditis indica Kon Tum) và H-CB3452 (Heterorhabditis indica Cát Bà) trên dế nhà, Acheta domesticus, trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nồng độ gây chết 50% (LC50) dế nhà của 4 chủng epn tương ứng 99, 116, 124 và 100 IJs cho thấy độc lực của các chủng tuyến trùng epn bản địa khá mạnh. Khả năng sinh sản của các chủng tuyến trùng epn trên dế nhà cũng vào loại tốt so với chuẩn chung, trong đó 2 chủng Heterorhabditis H-KT3987 và H-CB3452 có khả năng sinh sản cao với sản lượng 128,3×103 IJs và 119,6×103 IJs, còn hai chủng Steinernema là S-QTr và S-PQ16 cho sản lượng 93,4×103 IJs và 71,6×103 IJs. Cả 4 chủng đều có khả năng sinh sản và sản lượng IJs cao hơn so với sản lượng của chúng trên bướm sáp lớn và trên một số côn trùng khác. Với hiệu lực gây chết tốt, khả năng sinh sản cao, dế nhà có thể sử dụng làm vật liệu nhân nuôi in vivo để phục tráng độc lực cho các chủng epn hiện có đồng thời thay thế bướm sáp lớn trong việc duy trì nhân nuôi tuyến trùng epn sử dụng trong biện pháp sinh học phòng chống sâu hại. Từ khóa: Dế nhà, chủng S-PQ16, S-QTr, H-KT3987 và H-CB3452, hiệu lực gây chết, độc lực LC50, khả năng sinh sản, tuyến trùng epn, Việt Nam. MỞ ĐẦU Trong vòng ba thập kỷ trở lại đây, một số loài tuyến trùng ký sinh gây bệnh cho côn trùng (entomopathogenic nematodes = epn) đã được thương mại hóa, trở thành chế phẩm sinh học sử dụng trong phòng chống sâu hại. Tuyến trùng epn có