Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghệ An đã hình thành vùng chuyên canh chè gắn với công nghiệp chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao. Năng suất và sản lượng tăng nhanh. Hàng năm, tỉnh đã xuất khẩu khoảng 5.000 tấn chè sang các nước trên thế giới. Tuy nhiên, mối liên kết giữa sản xuất và chế biến chè chưa bền vững: số lượng cơ sở chế biến mini tăng nhanh, nguyên liệu mới chỉ đáp ứng được khoảng 45% công suất chế biến; hiện tượng tranh mua nguyên liệu vẫn xảy ra,. . . | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 152-160 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0071 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Thị Trang Thanh Khoa Địa lí – Quản lí tài nguyên, Trường Đại học Vinh Tóm tắt. Nghệ An đã hình thành vùng chuyên canh chè gắn với công nghiệp chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao. Năng suất và sản lượng tăng nhanh. Hàng năm, tỉnh đã xuất khẩu khoảng 5.000 tấn chè sang các nước trên thế giới. Tuy nhiên, mối liên kết giữa sản xuất và chế biến chè chưa bền vững: số lượng cơ sở chế biến mini tăng nhanh, nguyên liệu mới chỉ đáp ứng được khoảng 45% công suất chế biến; hiện tượng tranh mua nguyên liệu vẫn xảy ra,. . . Vì vậy, để phát triển vùng chè bền vững, cần phải quy hoạch vùng và phân vùng nguyên liệu theo từng cơ sở chế biến; giám sát chất lượng sản phẩm từ sản xuất đến chế biến; mở rộng quy mô trồng chè của hộ nông dân; Ngoài liên kết 4 nhà, cần phải liên kết với ngân hàng để hỗ trợ vốn cho cả doanh nghiệp và người nông dân. . . Từ khóa: Liên kết kinh tế, sản xuất chè, chế biến chè, tỉnh Nghệ An. 1. Mở đầu Liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh nông sản, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới. Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt của mình từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích cho các bên [2]. Liên kết trong sản xuất nông nghiệp có có vai trò hết sức quan trọng và có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Tiêu biểu có tác giả Trần Văn Hiếu (2005) đã nghiên cứu về Liên kết kinh tế giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp nhà nước, qua đó chỉ ra rằng liên kết giữa các hộ nông dân và