Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Tính toán ứng suất, biến dạng của Rotor động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu khởi động trực tiếp dưới tác động của điện lực trình bày: Động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu khởi động trực tiếp có kết cấu rotor được đục lỗ có thể lắp được các thanh nam châm vào bên trong rotor, việc này tào nên các cùng cầu nối giữa các cực rotor sẽ có đặc tính cơ học yếu,. . | Công nghiệp rừng TÍNH TOÁN ỨNG SUẤT, BIẾN DẠNG CỦA ROTOR ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ NAM CHÂM VĨNH CỬU KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP DƯỚI TÁC DỤNG CỦA LỰC ĐIỆN TỪ Đinh Hải Lĩnh1, Nguyễn Thị Lục2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu khởi động trực tiếp có kết cấu rotor được đục lỗ để có thể lắp được các thanh nam châm vào bên trong rotor, việc này tạo nên các vùng cầu nối giữa các cực rotor sẽ có đặc tính cơ học yếu. Sự biến dạng của rotor cũng có thể làm thay đổi khe hở không khí giữa rotor và stator. Khe hở không khí thay đổi sẽ ảnh hưởng đáng kể đến đặc tính làm việc cũng như hiệu suất của động cơ. Do vậy trong bài báo tác giả phân tích tính toán cơ học, điện từ một cách đồng thời cho vùng cầu nối của rotor động cơ. Ứng dụng phần mềm Matlab để tính toán chính xác ứng suất và biến dạng của cầu rotor và kết quả tính toán là tham số quan trọng cho việc tính toán thiết kế rotor về mặt điện từ của động cơ để rotor động cơ vừa đảm bảo độ bền cơ học vừa đảm bảo hiệu năng làm việc của động cơ điện. Từ khóa: Biến dạng rotor, động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu, lực điện từ, ứng suất rotor. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu khởi động trực tiếp từ lưới điện (LSPMSM) là động cơ có các rãnh stator tương tự với dây quấn động cơ không đồng bộ, rotor với lồng sóc nhôm và nam châm vĩnh cửu gắn bên trong. Động cơ LSPMSM có thể khởi động trực tiếp khi nối với lưới điện mà không cần đến bộ điều khiển, có mômen cao, làm việc với tốc độ đồng bộ, hiệu suất cao. Do vậy động cơ được ứng dụng nhiều trong các tải như máy bơm, quạt gió, băng truyền. Với cấu trúc của động cơ LSPMSM thì mọi sự biến dạng của rotor đều có thể làm thay đổi kích thước khe hở không khí giữa rotor và stator, làm ảnh hưởng đáng kể đến đặc tính làm việc cũng như hiệu suất của động cơ. Với kết cấu rotor cần đục lỗ để đưa các thanh nam châm vào trong thì có xuất hiện vùng cầu nối giữa các cực. Vùng cầu nối có đặc tính cơ học yếu, có ảnh hưởng nhất định tới đặc tính làm việc của động cơ, do