Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tập trung phân tích các khái niệm “Sáng tạo” (Creation, Creativity), “Tư duy sáng tạo” (Creative thinking), và quan niệm về “Xã hội học sáng tạo” nhằm làm rõ vấn đề trên. nội dung chi tiết. | Có hay không “Xã hội học sáng tạo”? Tại sao không! Tô Duy Hợp(*) Tóm tắt: Qua tổng quan tài liệu Xã hội học (Sociology) cho thấy có rất ít hiển ngôn, nhưng lại có nhiều hàm ý “Xã hội học về Sáng tạo” (Sociology of creation). Điều đó gợi mở ý tưởng xây dựng và phát triển một chuyên ngành “Xã hội học sáng tạo” (Creative sociology) trong Xã hội học đương đại (Contemporary sociology). Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng “Xã hội học về Sáng tạo” chỉ là một khuynh hướng chuyên ngành xã hội học, còn “Xã hội học sáng tạo” mới là một chuyên ngành xã hội học độc lập cần được xây dựng. Dự án xây dựng chuyên ngành “Xã hội học sáng tạo” là hoàn toàn khả thi và khả dụng trong Xã hội học đương đại trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bài viết tập trung phân tích các khái niệm “Sáng tạo” (Creation, Creativity), “Tư duy sáng tạo” (Creative thinking), và quan niệm về “Xã hội học sáng tạo” nhằm làm rõ vấn đề trên. Từ khóa: Xã hội học về Sáng tạo, Xã hội học sáng tạo, Tư duy sáng tạo, Sáng tạo học I. Về các khái niệm “Sáng tạo” và “Tư duy sáng tạo” (*) 1. Khái niệm “Sáng tạo” Trên cơ sở tổng hợp một số định nghĩa tiêu biểu về khái niệm “Sáng tạo” của T. Lubart (2004), R.W. Weisberg (2006), Từ điển về Sáng tạo (2007), G.E. Villalba (2008), Viện liên minh châu Âu (2009), Scott Noppe-Braindon (2011), Tổ chức E-METRIXX MMXIII (2013), tác giả của công trình Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo đã tóm tắt những đặc tính cơ bản của “Sáng tạo” như sau: 1) Là quá trình tư duy, tưởng tượng(**) để hình thành các ý tưởng mới, có giá trị dựa trên các kiến thức khoa học chung và chuyên ngành và dựa trên các xúc cảm cá nhân; 2) Thấy được các chức năng, cấu trúc mới của đối tượng đã quen biết; 3) Độc lập tổng hợp những cách thức hoạt động đã biết thành cách thức hoạt động mới; 4) Nhìn thấy những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề; xác định cách giải quyết mới hoàn toàn khác với những cách giải quyết đã quen biết; 5) Sáng tạo chỉ nảy sinh trong môi trường nơi có các điều kiện kinh