Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Một số đặc điểm hệ thực vật thân gỗ của kiểu phụ rừng lùn tại vườn quốc gia bidoup - Núi bà, tỉnh Lâm đồng trình bày: Nghiên cứu hệ thực vật nói chung và thực vật thân gỗ theo đai cao nói riêng trong kiểu phụ rừng lùn (Pygmy forest) có ý nghĩa rất quan trọng, tuy nhiên chưa được quan tâm ở Việt Nam,. . | Lâm học MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HỆ THỰC VẬT THÂN GỖ CỦA KIỂU PHỤ RỪNG LÙN TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG Nguyễn Văn Hợp Phân hiệu Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Nghiên cứu hệ thực vật nói chung và thực vật thân gỗ theo đai cao nói riêng trong kiểu phụ rừng lùn (pygmy forest) có ý nghĩa rất quan trọng, tuy nhiên chưa được quan tâm ở Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này đã được thực hiện. Công trình đã dựa trên 9 OTC (500 m2/OTC) được chia thành 3 OTC/đai cao. Có 2 nội dung chính được thực hiện gồm: (i) Xác định tính đa dạng các bậc taxa, giá trị bảo tồn hệ thực vật theo đai cao, (ii) xác định các chỉ số đa dạng loài thân gỗ theo 3 đai cao khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thực vật thân gỗ theo đai cao của kiểu phụ rừng lùn nơi đây khá đa dạng và phong phú, cụ thể có tới 98 loài thực vật đã được ghi nhận với 56 chi và 32 họ thực vật thuộc 2 ngành thực vật là ngành Thông (Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, 7 loài thực vật nguy cấp quý hiếm được ghi trong danh lục IUCN (2015), 4 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 6 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP phân bố tập trung ở đai cao 1600 1800 m và 1800 - 2000 m. Các họ thực vật có số loài chiếm ưu thế tại khu vực nghiên cứu bao gồm họ Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae), Chè (Theaceae), Đỗ quyên (Ericaceae), Dung (Symplocaceae). Nghiên cứu đã phân tích được một số chỉ số đa dạng sinh học: Chỉ số giá trị quan trọng (IVI), tỷ lệ hỗn loài (Hl), chỉ số phong phú loài Margalef (d), chỉ số đa dạng (H’) (Shannon – Wiener), chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd), chỉ số tương đồng SI, cho thấy kiểu phụ rừng lùn trong kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp ở đai cao 1600 - 1800 m có tính đa dạng loài và giá trị bảo tồn cao hơn đai cao 1800 - 2000 m và trên 2000 m. Từ khóa: Bidoup – Núi Bà, cây gỗ, chỉ số đa dạng, đai cao, hệ thực vật, rừng lùn. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự tác động đồng thời của yếu tố đai cao, thổ nhưỡng, nhiệt độ, sương mù, gió đã hình thành nên kiểu phụ rừng lùn trong kiểu