Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Vai trò của Cao Thắng trong việc xây dựng lực lượng vũ trang cho cuộc khởi nghĩa Hương Khê - Hà Tĩnh (1888-1896) trình bày: Những đóng góp hết sức quan trọng của vị tướng trẻ tuổi Cao Thắng (trong việc xây dựng lực lượng vũ trang) đối với cuộc khởi nghĩa Hương Khê - Hà Tĩnh nói riêng và phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của dân tộc ta nói chung nửa sau thể kỷ XIX,. . | VAI TRÒ CỦA CAO THẮNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CHO CUỘC KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ - HÀ TĨNH (1888-1896) NGUYỄN TẤT THẮNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Bài viết nêu lên những đóng góp hết sức quan trọng của vị tướng trẻ tuổi Cao Thắng (trong việc xây dựng lực lượng vũ trang) đối với cuộc khởi nghĩa Hương Khê - Hà Tĩnh nói riêng và phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của dân tộc ta nói chung nửa sau thể kỷ XIX. Nhờ lực lượng vũ trang được xây dựng tốt mà cuộc khởi nghĩa Hương Khê đã phát triển mạnh, kéo dài hơn 10 năm và trở thành đỉnh cao của phong trào Cần Vương chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Để đảm bảo thắng lợi cho một cuộc khởi nghĩa chống lại kẻ thù xâm lược nhất là một kẻ thù vừa mạnh về quân sự, thâm hiểm, độc ác về thủ đoạn tiến hành và có nhiều kinh nghiệm xâm lược thuộc địa như thực dân Pháp thì ngoài căn cứ địa vững chắc, nghĩa quân Hương Khê cần phải nhanh chóng tổ chức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực, thực phẩm và tiến hành chế tạo vũ khí và các thứ quân trang, quân dụng khác. Nhận rõ được vấn đề này, trước khi ra Bắc theo mệnh vua, Cụ Phan đã chỉ đạo cho Cao Thắng - vị tướng thân cận và tài năng của mình tổ chức chiêu tập lực lượng, luyện tập chiến đấu cho nghĩa quân, tích cực tích trữ lương thực, đặc biệt là tiến hành sản xuất vũ khí chiến đấu. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin đi sâu vào phân tích vai trò của Cao Thắng trong việc xây dựng lực lượng vũ trang. Về lực lượng vũ trang, ngay từ khi phất cờ khởi nghĩa, nhờ uy tín, tài năng và đức độ của mình, Phan Đình Phùng đã nhanh chóng thu hút được một lực lượng nghĩa binh tham gia khá đông đảo. Không chỉ đồng bào ở địa phương tham gia mà nhiều nghĩa binh dầu ở xa song nghe tiếng cụ vẫn tìm mọi cách tìm tới xin gia nhập lực lượng của nghĩa quân. Năm 1885 Cao Thắng đã tự nguyện mang theo lực lượng của mình để cùng tham gia chống Pháp với cụ Phan. "Với tài năng vượt trội, Cao Thắng được cụ Phan hết lòng tin cậy và trở thành một trong những người lãnh đạo trụ cột