Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Trường phái cổ điển và trường phái Keynes trình bày những cách tiếp cận cạnh tranh trong kinh tế học vĩ mô qua 2 trường phái: trường phái cổ điển và trường phái Keynes. Mỗi cách tiếp cận đưa ra những giả định khác nhau về thế giới và xây dựng lý thuyết dựa trên những giả định này. Chúng được dựa trên những cách diễn dịch bằng chứng trái ngược nhau. Nhưng hai lý thuyết này lại có những hàm ý rất khác nhau đối với chính sách kinh tế vĩ mô. Là người học kinh tế vĩ mô và làm chính sách, các bạn cần biết những cách tiếp cận khác nhau này để hiểu nền tảng lý thuyết của những khuyến nghị chính sách mà các chuyên gia kinh tế đưa ra. Để nắm rõ hơn thông tin bài giảng, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2012-2014 Kinh tế vĩ mô Ghi chú Bài giảng 4 Trường phái cổ điển và trường phái Keynes Ghi chú Bài giảng 14 Trường phái cổ điển và trường phái Keynes Trong thập niên 1930, John Maynard Keynes đề xuất chương trình công ích để kích cầu khi nền kinh tế của Anh lún sâu vào suy thoái. Ông viết trong cuốn The General Theory of Employment, Interest and Money, như sau: [ ] những công trình công cộng dù là những tiện ích đáng ngờ cũng có thể tự trang trải lúc này lúc khác ở thời điểm thất nghiệp nghiêm trọng, dù là chi tiêu cứu trợ làm cho chi phí giảm đi, miễn là chúng ta có thể cho rằng một tỉ lệ thu nhập nhỏ hơn được tiết kiệm khi thất nghiệp nhiều hơn; nhưng chúng có thể trở thành một định đề đáng ngờ khi đạt được trạng thái toàn dụng lao động. Lập luận của Keynes là khi cầu không đủ để đạt được toàn dụng lao động thì chính phủ có thể bổ sung cầu hiệu dụng mà không cần tăng thêm lạm phát hay giảm bớt cầu tư nhân. Bộ Tài chính Anh phản ứng theo hướng nhất quán với lý thuyết kinh tế cổ điển lúc đó. Với cung tiền không đổi, việc đi vay và chi tiêu thêm của chính phủ sẽ thay thế chi tiêu tư nhân. Do đó, việc đi vay và chi tiêu thêm của chính phủ sẽ không có tác động gì lên tổng sản lượng. Đề xuất này bị từ chối. Chuyển sang 80 năm sau, Mỹ đang lún sâu vào suy thoái. Chính phủ ban hành chương trình kích thích để tăng tổng cầu, theo đúng như hướng đi mà Keynes đã tiến cử với chính phủ Anh trong thập niên 1930. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế Tân Cổ điển lại chỉ trích gói kích cầu này, cho rằng chi tiêu bổ sung của chính phủ sẽ không làm tăng sản lượng vì nó sẽ “lấn át” chi tiêu mới của tư nhân. Trường hợp này được giáo sư Glen Whitman ở Đại học California State nêu rõ như sau: Khiếm khuyết cơ bản của chủ nghĩa Keynes là như sau: trước hết phải hỏi xem chính phủ lấy tiền đâu ra. Có thể từ thuế, hoặc vay hoặc in tiền. Nếu chính phủ đánh thuế, thì người dân còn ít tiền trong túi hơn, cho nên mỗi đồng chính phủ chi tiêu sẽ được cân .