Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bằng việc sử dụng mô hình DOLS, nghiên cứu thực hiện nhằm xem xét mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế. Đồng thời, tìm kiếm các bằng chứng ủng hộ cho quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế còn phụ thuộc vào sự cân đối giữa tốc độ phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Tác động của phát triển tài chính đến phát triển kinh tế: Bằng chứng tại các quốc gia khu vực châu Á Hoàng Thị Phương Anh & Đinh Tấn Danh Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Nhận bài: 08/07/2015 - Duyệt đăng: 20/11/2015 B ằng việc sử dụng mô hình DOLS, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xem xét mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế. Đồng thời, tác giả còn muốn tìm kiếm các bằng chứng ủng hộ cho quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế còn phụ thuộc vào sự cân đối giữa tốc độ phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Sử dụng dữ liệu của 29 quốc gia trong khu vực châu Á từ năm 1996-2013, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy phát triển tài chính có tác động tích cực lên phát triển kinh tế và mối quan hệ này thì mạnh mẽ hơn tại các quốc gia có thu nhập cao. Ngoài ra, mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế sẽ yếu đi nếu như mất cân đối giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Thậm chí phát triển tài chính có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế nếu tốc độ phát triển lĩnh vực tài chính nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: DOLS, phát triển tài chính, phát triển kinh tế. 1. Giới thiệu Tầm quan trọng của các dịch vụ và công cụ của hệ thống tài chính đối với phát triển kinh tế đã được ghi nhận trong nghiên cứu của Schumpeter (1911). Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học lại lập luận tài chính thì không quan trọng đối với phát triển kinh tế. Theo quan điểm này, hệ thống tài chính phản ánh những nhu cầu gia tăng từ khu vực kinh tế và không có chiều ngược lại (Robinson, 1952), hoặc là không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế (Lucas, 1988). Ngoài ra, theo nghiên cứu của Lorenzo Ductor và Daryna Grechyna (2015) cho rằng phát triển tài chính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng đại diện cho phát triển tài chính tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng .