Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết điểm qua một số nghiên cứu thực nghiệm về tính chu kỳ kinh tế và chính sách tài khóa tại các nước phát triển và đang phát triển nhằm cung cấp thêm góc nhìn trong điều hành kinh tế vĩ mô của các quốc gia này. . | KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TÍNH CHU KỲ KINH TẾ TẠI CÁC NỀN KINH TẾ ThS. PHẠM DUY LINH – Cao đẳng Tài chính hải quan Sử dụng chính sách tài khóa để điều hành kinh tế đã được đề cập bởi lý thuyết của J.M Kenyes. Việc vận dụng lý thuyết này trong điều hành kinh tế của các quốc gia vẫn đang tiếp tục là đề tài tranh luận, đặc biệt với vai trò không thể phủ nhận của Nhà nước đối với quá trình tăng trưởng kinh tế. Những nghiên cứu thực nghiệm thời gian qua cho thấy, ở các nước phát triển, chính sách tài khóa là nghịch chu kỳ, hoặc không theo chu kỳ kinh tế. Ngược lại, ở những nền kinh tế đang phát triển là thuận chu kỳ. Bài viết điểm qua một số nghiên cứu thực nghiệm về tính chu kỳ kinh tế và chính sách tài khóa tại các nước phát triển và đang phát triển nhằm cung cấp thêm góc nhìn trong điều hành kinh tế vĩ mô của các quốc gia này. • Từ khóa: Chính sách tài khóa, kinh tế, tiền tệ, lãi suất, tăng trưởng. Tính chu kỳ kinh tế và tác động của chính sách tài khóa Trong cuốn “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” năm 1936, J.M Kenyes đã coi chi ngân sách là một công cụ cơ bản của chính phủ, nhằm can thiệp vào sự phát triển có tính chu kỳ của nền kinh tế, để vượt qua khủng hoảng hoặc duy trì ổn định ở giai đoạn tăng trưởng nóng. Bởi vậy, sự hình thành cơ cấu chi và tốc độ chi là yếu tố quan trọng không thể tách rời. Tốc độ chi tiêu của chính phủ cần phải thúc đẩy tăng thu nhập quốc dân và cuối cùng phải hướng vào mục tiêu cải thiện việc làm. Để thực hiện điều này, chính phủ phải tác động đến tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng đầu tư. Bên cạnh chi tiêu của chính phủ, Kenyes coi thuế là một công cụ quan trọng để điều chỉnh kinh tế vĩ mô, sự thay đổi trong chính sách thuế có thể tác động đến “giới hạn tiêu dùng” và cầu của chính phủ được đảm bảo bằng thuế sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh, từ đó làm tăng thu nhập quốc dân và việc làm. Trong giai đoạn suy thoái hoặc tăng trưởng nóng, chính phủ can thiệp vào nền kinh tế bằng cách sử dụng công cụ .