Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Tính tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê trình bày: Với một cuộc đời nhiều đa đoan, một trái tim đầy nhạy cảm với cõi đời, cõi người cùng đam mê sống và viết đến tận cùng, Đoàn Lê đã tạo được một vị thế, phong cách riêng trong đời sống văn học Việt Nam thời đổi mới,. . | TÍNH TỰ TRUYỆN TRONG VĂN XUÔI ĐOÀN LÊ PHẠM THỊ THÚY - BÙI THANH TRUYỀN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Với một cuộc đời nhiều đa đoan, một trái tim đầy nhạy cảm với cõi đời, cõi người cùng đam mê sống và viết đến tận cùng, Đoàn Lê đã tạo được một vị thế, phong cách riêng trong đời sống văn học Việt Nam thời đổi mới. Đó cũng là những yếu tính tạo nên chất tự truyện đậm đặc trong truyện ngắn và tiểu thuyết của nhà văn và cũng là một nhân tố quan trọng khẳng định sự dân chủ, nhân bản, cách tân của văn xuôi đương đại. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tự truyện (tiếng Anh: autobiography, tiếng Pháp: autobiographie) là một thể loại văn học trong đó “tác giả tự kể và miêu tả cuộc đời của bản thân mình” [6, tr. 375]. Bản thân thuật ngữ “autobiography” đã hàm chứa sự kết hợp ba yếu tố trong một thể loại: auto: tự, bio: cuộc đời, graphy: viết. Nhân vật chính của tự truyện chính là tác giả. Người kể chuyện thường trùng với tác giả và với nhân vật chính. Đây là những sáng tạo nghệ thuật “làm cho quá khứ tái sinh”. Nhà văn viết tự truyện như được “sống lại một lần nữa đoạn đời đã qua của mình” [7, tr. 265]. Thường tập trung vào quá trình hình thành và lịch sử thế giới nội tâm của người viết trong sự tương tác của nó với thế giới bên ngoài, vì thế, với thể loại này, tính chất tự bạch, tự thú, tự vấn được đẩy tới hạn; ở đó, tác giả giữ vai trò lưỡng trị: vừa là “bị cáo” vừa là “quan tòa” để phán xét, mổ xẻ chính mình. Tuy nhiên, do độ lùi thời gian cùng với sự can thiệp trực tiếp, có dụng ý của cái “tôi” tác giả, hình ảnh cuộc sống của tác giả trong tự truyện có độ lệch nhất định với cuộc đời thật của nhà văn. Chính sự cách biệt giữa thời gian viết và thời gian được nói tới đã ngăn trở việc người viết nhìn lại cuộc đời của bản thân mình như một chỉnh thể duy nhất. Ở tự truyện, các sự kiện tiểu sử, đời tư của nhà văn chỉ đóng vai trò cơ sở của sáng tạo nghệ thuật, là chất liệu hiện thực được tác giả sử dụng với nỗ lực tiếp cận trạng thái tinh thần thời đại cũng như hiện thực vi tế .