Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Nghiên cứu thiết kế chế tạo cụm bánh xe tự điều chỉnh độ cao cho đường triền có hai đoạn cong quá độ sử dụng hơn hai xe chở tàu trình bày: Nhu cầu thực tiễn và ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu chế tạo cụm bánh xe có thể tự điều chỉnh độ cao dùng cho đường triền có hai đoạn cong quá độ. Đề xuất phương án kết hợp xilanh thủy lực và bình tích áp để tạo nên một cụm bánh xe có đặc trưng rất quan trọng là khi chiều cao thay đổi trong phạm vi khá lớn,. . | VẬT LIỆU – MÔI TRƯỜNG – KỸ THUẬT HẠ TẦNG NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO CỤM BÁNH XE TỰ ĐIỀU CHỈNH ĐỘ CAO CHO ĐƯỜNG TRIỀN CÓ HAI ĐOẠN CONG QUÁ ĐỘ SỬ DỤNG HƠN HAI XE CHỞ TÀU PGS.TS Trần Nhất Dũng Viện Kỹ thuật công trình đặc biệt - Học viện Kỹ thuật Quân sự Th.S Hoàng Giang Khoa Công trình Thủy - Đại học Hàng Hải Tóm tắt: Bài báo đặt ra nhu cầu thực tiễn và ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu chế tạo cụm bánh xe có thể tự điều chỉnh độ cao dùng cho đường triền có hai đoạn cong quá độ. Đề xuất phương án kết hợp xilanh thủy lực và bình tích áp để tạo nên một cụm bánh xe có đặc trưng rất quan trọng là khi chiều cao thay đổi trong phạm vi khá lớn, thì phản lực lên đáy tàu (tải tác dụng lên cụm bánh xe) thay đổi khá nhỏ (±1,5% quanh trị số trung bình). 1. Tổng quan về đường triền có hai đoạn cong quá độ sử dụng nhiều hơn hai xe chở tàu 1.1. Khái niệm về triền tàu có hai đoạn cong quá độ Trong các nhà máy sửa chữa tàu thủy, việc đưa các con tàu từ dưới nước lên bệ sửa chữa, tại cao độ mặt bằng xưởng, được thực hiện bằng cách sử dụng một trong hai loại công trình thủy công: triền tàu hoặc sàn nâng. Triền được dùng để nâng hạ tàu từ khá sớm, đến nay vẫn được sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam và là công trình nâng, hạ có suất đầu tư và chi phí vận hành thấp nhất. Tuy nhiên, do công nghệ xe triền cũng như hình thức của đường triền từ nhiều chục năm qua chưa có cải tiến gì đáng kể, nên xét về mức độ an toàn và thuận lợi của quá trình nâng hạ thì triền tàu không bằng sàn nâng, hay ụ tàu. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến triền thường chỉ dùng để nâng, hạ tàu có trọng tải nhỏ (vài trăm đến vài nghìn tấn). Đường triền có hai đoạn cong quá độ bao gồm 03 bộ phận: đoạn đường bằng trên (đoạn A), nằm ở cao độ mặt xưởng, nối với các bệ đóng, sửa chữa tàu; đoạn đường bằng dưới (đoạn C), nằm thấp hơn mực nước hạ thủy một khoảng bằng tổng chiều cao xe chở tàu, đệm kê, và các dự trữ an toàn khác, là nơi xe chở tàu đậu khi tiếp nhận con tàu; đoạn đường triền nối tiếp giữa đoạn A và đoạn C .