Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng dựa trên hệ chỉ tiêu: loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, độ cao địa hình, hàm lượng mùn, sinh khí hậu, khả năng thoát nước và hiện trạng thoái hóa đất. Bản đồ đã xác định có 130 đơn vị đất đai. | SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG THEO ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LÊ PHÚC CHI LĂNG - NGUYỄN THÁM Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Bản đồ đơn vị đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng dựa trên hệ chỉ tiêu: loại đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, độ cao địa hình, hàm lượng mùn, sinh khí hậu, khả năng thoát nước và hiện trạng thoái hóa đất. Bản đồ đã xác định có 130 đơn vị đất đai. Bằng phương pháp thang điểm tổng hợp, bài báo đã tiến hành đánh giá thích hợp các đơn vị đất đai cho loại hình sử dụng nông nghiệp với nhóm cây hàng năm (lạc, đậu, vừng); cây ăn quả: cây bưởi thanh trà; cây công nghiệp: cây cao su và loại hình sử dụng lâm nghiệp với cây lâm nghiệp là keo tai tượng. Kết quả đã xác định được các đơn vị đất đai phù hợp cho việc phát triển các loại cây này. Trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống giải pháp để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng đất trong phát triển nông - lâm nghiệp của tỉnh. Từ khóa: đơn vị đất đai, nông - lâm nghiệp bền vững,thang điểm tổng hợp, đánh giá thích hợp, cây cao su, keo tai tượng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên không lớn, chỉ 503.320,53ha (trong đó diện tích đất là 471.313,07ha) nhưng lớp phủ thổ nhưỡng do chịu tác động của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong phát sinh, phát triển, thoái hóa nên phân hóa vô cùng phức tạp. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động nông - lâm nghiệp (NLN) cũng như xác định các loại cây trồng cần đầu tư phát triển mạnh(cây hàng năm;cây ăn quả: bưởi thanh trà; cây công nghiệp: cây cao su ), công tác phát triển rừng sản xuất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với các vùng quy hoạch, cây trồng chủ lực cụ thể để tăng diện tích lớp phủ rừng. Thực tế cho thấy, hoạt động phát triển nông - lâm nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Một trong những vấn đề mang tính gay gắt đó là sự giảm sút hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sử dụng đất .