Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Nghĩa từ nguyên của từ "văn hiến" qua bối cảnh tri thức Nho giáo Việt Nam - Trung Hoa sẽ khảo về từ nguyên của "văn hiến" để ngõ hầu lý giải được phần nào nội hàm của khái niệm này trong quá khứ từ đó góp phần vào việc nghiên cứu văn hiến nói riêng và văn hóa truyền thống nói chung. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | NGHĨA TỪ NGUYÊN CỦA TỪ “VĂN HIẾN” QUA BỐI CẢNH TRI THỨC NHO GIÁO VIỆT NAM - TRUNG HOA TRẦN TRỌNG DƯƠNG Tóm tắt “Văn hiến” là khái niệm trước nay hay được sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu, nhất là nghiên cứu về lịch sử văn hóa Việt Nam thời Trung đại. Đây là một thuật ngữ của Nho gia có lẽ đã được sử dụng tại Việt Nam trong gần hai thiên niên kỷ qua. Mục đích của bài viết xuất phát từ quan niệm: khi nghiên cứu bất cứ một lĩnh vực nào thì người nghiên cứu nên tự đặt mình vào bối cảnh thời đại cũng như bối cảnh tri thức của thời đại đó, tộc người đó. Điều này sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn từ bên trong, tránh đi lối nhìn đã “hiện đại hóa” của đời sau. Chính vì vậy, bài viết sẽ khảo về từ nguyên của “văn hiến” để ngõ hầu lý giải được phần nào nội hàm của khái niệm này trong quá khứ từ đó góp phần vào việc nghiên cứu văn hiến nói riêng và văn hóa truyền thống nói chung. 1. Cách hiểu về “văn hiến” sau khi Nho học bị bãi bỏ Văn hiến là từ vựng gốc Hán, được viết bằng tự dạng 文獻. Kể từ sau khi Nho học bị bãi bỏ ở Việt Nam năm 1919, và nhất là kể từ sau khi chữ Hán chữ Nôm bị thay thế hoàn toàn bởi chữ quốc ngữ vào năm 1945, thì văn hiến cùng những từ gốc Hán khác đã chịu chung một số phận. Đó là sự cắt đoạn rời khỏi lịch sử vốn có của nó. Thêm nữa, việc cắt rời ấy đã khiến cho ngành từ nguyên học gặp rất nhiều khó khăn; ấy là chưa kể đến những thất thiệt khác cho sự đọc hiểu và nghiên cứu về tiếng Việt. Mục này, bài viết sẽ tiến hành khảo lại các định nghĩa của một số từ điển tiếng Việt được biên soạn trong thế kỷ XX, để hiểu thêm về lịch sử các cách định nghĩa cho khái niệm này. Đại từ điển tiếng Việt kế thừa và bổ sung “văn hiến: dt. Truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều nhân tài” (1, tr.1744). Từ điển từ Hán Việt của Lại Cao Nguyện và Phan Văn Các (2, tr.534) và Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển (3, tr.1697) ghi: “văn hiến.t.d. truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp”. Từ điển bách khoa Việt Nam (2003) ghi: “văn hiến. truyền thống văn hoá tốt đẹp .