Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết về chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình, luận án có mục đích đánh giá thực trạng đào tạo chuyên ngành phóng viên truyền hình ở trong nước, đồng thời tham khảo một số cơ sở đào tạo báo chí truyền hình nước ngoài và tìm hiểu từ thực tiễn những yêu cầu đối với phóng viên truyền hình, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phóng viên truyền hình dựa trên các yếu tố đảm bảo chất lượng trong quy trình đào tạo của nhà trường. . | Một hướng mới đã và đang áp dụng ở nhiều quốc gia, châu lục trên thế giới: đó là sự thừa nhận kiến thức giữa các trường đào tạo thông qua khối lượng tín chỉ mà sinh viên tích lũy. Các trường đại học cần tính tới phương hướng hợp tác liên kết, liên thông đào tạo để mở ra cơ hội phát triển tri thức của người học. Phương hướng này sẽ đáp ứng mục tiêu phát triển một xã hội học tập, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân. Việc liên thông không chỉ áp dụng ở các trường đào tạo báo chí mà cả các trường ngoài ngành báo chí. Quan điểm “tích hợp liên ngành” là giải pháp cho hướng đi mới này ở Việt Nam. Nói khác đi, phát triển từ mô hình các khối kiến thức, phần “Chương trình liên ngành” là nội dung liên thông với các đại học khác. Tại thông tư số 15/VBHN-BGDĐT ngày 8/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, đại học, trong nhóm ngành Báo chí và truyền thông không chỉ có ngành Báo chí mà còn có các ngành: Truyền thông đa phương tiện, Công nghệ truyền thông, Truyền thông quốc tế, Quan hệ công chúng. Tác giả đề xuất giải pháp mềm dẻo nhằm mở ra cơ hội đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng báo chí lên trình độ đại học của các ngành nói trên theo hướng: Thừa nhận khối lượng kiến thức (số tín chỉ tích lũy) và nội dung đào tạo về kiến thức, kỹ năng, thái độ tại chương trình đào tạo báo chí trình độ cao đẳng. Từ đó, xây dựng các học phần học chuyển đổi và học bổ sung khối lượng, nội dung kiến thức phù hợp yêu cầu của chuẩn đầu ra ở trình độ đại học.