Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài 3 trình bày về tổng cầu và chính sách tài khóa. Các nội dung cụ thể trong chương này gồm có: Phân tích các yếu tố cấu thành tổng chi tiêu (tổng cầu) và cách xác định mức thu nhập cân bằng của nền kinh tế, phân tích và làm nổi bật các công cụ và mục tiêu của chính sách tài khóa; chỉ ra được các giải pháp để tài trợ cho thâm hụt ngân sách Nhà nước. | Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa BÀI 3: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Nội dung • Phân tích các yếu tố cấu thành tổng chi tiêu (tổng cầu) và cách xác định mức thu nhập cân bằng của nền kinh tế • Phân tích và làm nổi bật các công cụ và mục tiêu của chính sách tài khóa • Chỉ ra được các giải pháp để tài trợ cho thâm hụt ngân sách Nhà nước Mục tiêu Hướng dẫn học • Giúp học viên hiểu được cách xác định thu nhập của nền kinh tế bằng phương pháp sử dụng đồ thị và đại số • Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất • Hiểu được thế nào là chính sách tài khóa và các cơ chế tác động của nó đến sản lượng, giá cả, và việc làm của nền kinh tế • Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho môn học này để biết được trình tự học tập • Chỉ ra được các giải pháp để tài trợ cho thâm hụt ngân sách nhà nước Việt Nam và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững Thời lượng học • 6 tiết học 63 Bài 3: Tổng cầu và chính sách tài khóa 3.1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng Chúng ta bắt đầu nghiên cứu mặt cầu của kinh tế bằng cách giả thiết rằng giá cả, tiền công đã cho và không đổi. Giả thiết này tương ứng với các lập luận của J.M. Keynes về một mức giá “cứng nhắc” trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Giả thiết này sẽ thay đổi khi chuyển sang bài về tổng cung. Lúc đó, sự thay đổi của giá cả sẽ được đưa vào mô hình. Bức tranh kinh tế vĩ mô sẽ hoàn chỉnh hơn với việc mô tả lạm phát và thất nghiệp và nền kinh tế mở. Một giả thiết nữa cần phải đặt ra đó là giả thiết cho rằng mức tổng cung là đã cho. Nói cách khác, các hãng sản xuất kinh doanh có khả năng và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế. Trong trường hợp đó, tổng cầu sẽ một mình quyết định mức sản lượng cân bằng. Tổng cầu của nền kinh tế chính là tổng các khoản chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của các tác nhân trong nền kinh tế. Do đó, tổng cầu AD bằng tổng chi tiêu của nền kinh tế AE. Chúng ta sẽ sử dụng khái niệm của tổng chi tiêu AE trong việc phân .