Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án hướng đến mục tiêu nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận về việc nghiên cứu chuyên sâu và mang tính liên ngành (lâm sinh và chế biến gỗ) để từ đó xây dựng các bảng biểu phục vụ công tác điều tra, dự đoán sản lượng, đề xuất biện pháp nuôi dưỡng rừng theo loại sản phẩm mà mục tiêu kinh doanh rừng đã định. . . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VŨ VĂN THÔNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC LÀM CĂN CỨ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG RỪNG KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis A.cunn ex Benth) LÀM NGUYÊN LIỆU VÁN DĂM Ở TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VŨ VĂN THÔNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC LÀM CĂN CỨ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG RỪNG KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis A.cunn ex Benth) LÀM NGUYÊN LIỆU VÁN DĂM Ở TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Điều tra và quy hoạch rừng Mã số: 62.62.02.08 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Vũ Tiến Hinh 2. TS. Phạm Ngọc Giao HÀ NỘI - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Vũ Tiến Hinh và TS. Phạm Ngọc Giao trong thời gian từ năm 2009 đến 2014. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nào khác, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 24 tháng 11 năm 2014 Người viết cam đoan NCS. Vũ Văn Thông ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội theo chương trình đào tạo tiến sĩ giai đoạn 2009 - 2014. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo sau Đại học, Khoa Lâm học trường Đại học Lâm nghiệp,. cùng các thầy cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu và có hiệu quả đó. Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng nhất đến GS.TS. Vũ Tiến Hinh và TS. Phạm Ngọc Giao với tư cách là người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án này. Xin chân thành cảm ơn bộ môn ĐTQHR - khoa .