Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Qua so sánh với các di tích đồng đại phát hiện ở vùng đồng bằng Tây Nam Bộ, các di tích tiền sử muộn ở An Giang được xác định niên đại thuộc giai đoạn hậu kỳ kim khí - sơ kỳ sắt trong bảng phân kỳ chung của văn hóa tiền sử ở Nam Bộ Việt Nam, với hai giai đoạn phát triển: giai đoạn I (2.700 năm BP - 2.200 năm BP) và giai đoạn II (2.200 năm BP - 2.000 năm BP). | TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (207) 2015 80 DI TÍCH TIỀN SỬ MUỘN Ở AN GIANG ĐẶC TRƯNG VÀ NIÊN ĐẠI NGUYỄN QUỐC MẠNH Nằm trên đồng bằng Tây Nam Bộ, An Giang là một trong những địa bàn tập trung nhiều di tích thời tiền sử. Đặc điểm của các di tích này là phân bố tập trung quanh hệ thống núi sót thuộc các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn và Thoại Sơn. Hiện vật ở các di tích rất phong phú, chủ yếu là các hiện vật bằng đá và hiện vật gốm. Chất liệu và loại hình hiện vật cho thấy các di tích này có mối quan hệ với văn hóa Óc Eo ở thời kỳ sau. Qua so sánh với các di tích đồng đại phát hiện ở vùng đồng bằng Tây Nam Bộ, các di tích tiền sử muộn ở An Giang được xác định niên đại thuộc giai đoạn hậu kỳ kim khí - sơ kỳ sắt trong bảng phân kỳ chung của văn hóa tiền sử ở Nam Bộ Việt Nam, với hai giai đoạn phát triển: giai đoạn I (2.700 năm BP - 2.200 năm BP) và giai đoạn II (2.200 năm BP - 2.000 năm BP). An Giang là địa bàn vừa có những đặc trưng cơ bản của một vùng đồng bằng châu thổ, vừa là một vùng miền núi với các khối núi sót và thềm phù sa cổ phân bố xen kẽ giữa vùng đồng bằng phù sa mới. Những yếu tố đan xen về mặt địa hình, thổ nhưỡng đã đem lại cho tỉnh này một nền cảnh môi trường đặc trưng, nhưng cũng rất phong phú, đa dạng, thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của con người ngay từ thời tiền sử. Những dấu tích về văn hóa thời tiền sử ở An Giang được biết đến từ rất sớm. Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, các học giả người Pháp đã ghi nhận những phát hiện về thời tiền sử Nguyễn Quốc Mạnh. Thạc sĩ. Trung tâm Khảo cổ học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. trên vùng đất An Giang của bác sĩ thủy quân người Pháp A. Corre ở khu vực núi Ba Thê năm 1879 (L. Malleret 1969, tr. 111). Trong những thập niên tiếp theo, các phát hiện ở Núi Sập (L. Malleret 1969, tr. 138), cánh đồng Óc Eol tiếp tục được L. Malleret tổng hợp và phân tích. Từ những phát hiện và ghi nhận có phần ít ỏi này, L. Malleret (1963) đã có nhận thức đầu tiên về thời tiền sử ở vùng đất này khi liên hệ với các di .