Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá các tương tác bất lợi gặp trong kê đơn thuốc cho bệnh nhân (BN) điều trị nội trú và ngoại trú tại tuyến y tế cơ sở trong lực lượng Công an Nhân dân. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang kết hợp phân tích 1.040 bệnh án nội trú và đơn thuốc ngoại trú của BN điều trị tại 43 đơn vị y tế trong Ngành Công an từ tháng 09 - 2014 đến 02 - 2015 tại các bệnh viện, bệnh xá tuyến y tế cơ sở. | TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 4-2016 ĐÁNH GIÁ TƢƠNG TÁC BẤT LỢI GẶP TRONG KÊ ĐƠN THUỐC CHO BỆNH NHÂN NỘI NGOẠI TRÖ TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ NGÀNH CÔNG AN Nguyễn Tiến Dẫn*; Nguyễn Thanh Vân*; Đoàn Thị Hường* Bùi Thị Diệp*; Trần Ngọc Hòa* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá các tương tác bất lợi gặp trong kê đơn thuốc cho bệnh nhân (BN) đi u trị nội trú và ngoại trú tại tuyến y tế cơ sở trong lực lượng Công an Nhân dân. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang kết hợp phân tích 1.040 bệnh án nội trú và đơn thuốc ngoại trú của BN đi u trị tại 43 đơn vị y tế trong Ngành Công an từ tháng 09 - 2014 đến 02 - 2015 tại các bệnh viện, bệnh xá tuyến y tế cơ sở. Phát hiện và đánh giá các tương tác thuốc (TTT) - thuốc bằng phần m m tra cứu TTT Micromedex 2.0. Kết quả: tỷ lệ TTT được phát hiện trong các bệnh án và đơn thuốc là 9,9%, trong đó tỷ lệ TTT trong bệnh án nội trú là 14,48%, trong đơn thuốc ngoại trú là 5,6%. Tần suất gặp các cặp tương tác ở mức độ nặng chiếm 14,4%, mức độ trung bình 74,6%. Kết luận: nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa tuổi BN và tần suất gặp TTT. Kê đơn nhi u thuốc, BN cao tuổi là những yếu tố nguy cơ làm tăng tần suất xảy ra TTT trong đi u trị. * Từ khoá: Tương tác thuốc; Kê đơn; Y tế cơ sở; Ngành Công an. Evaluation of Protential Drug-Drug Interactions in Prescriptions Dispensed in Primary Infirmaries Belonging to Ministry of Public Security Summary Objectives: To evaluate and compare the types and prevalence of drug-drug interactions (DDIs) in prescriptions collected from both inpatients and outpatients at hospitals under Ministry of Public Security. Subjects and methods: A retrospective study was conducted on 43 general medicine wards for a period of six months (2014, September to 2015, February). The sociodemographic, clinical characteristics and prescribed medication were documented in a specially designed form. Analysis was carried out to assess the prevalence, severity and significance of identified DDIs using Micromedex. Results: