Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án với mục tiêu nghiên cứu để phân tích vai trò của các Thiền sư đối với văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần và rút ra ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | Nhờ những cố gắng và nỗ lực của các thiền sư, nền giáo dục Phật giáo có những bước phát triển đặc biệt rực rỡ trải qua năm thế kỷ (từ thế kỷ thứ X đến hết thế kỷ XIV) trong các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, đặc biệt là thời Lý - Trần. Nền giáo dục này là một nền giáo dục Thiền tông mang đậm tinh thần giáo dục từ bi, nhân bản và nhập thế. Các vị Thiền sư được coi là lãnh đạo Phật giáo trong buổi đầu lập quốc ở nước ta, phần nhiều đều uyên thâm Nho học. Nền giáo dục Phật giáo mang tính chất tổng hợp tam giáo và không nặng theo lối “từ chương, trích cú”. Kiến thức thực tế về đạo lý là căn bản. Văn chương và Pháp cú là thứ yếu. Dưới sự trợ giúp của các Thiền sư là những người có nhiều đóng góp cho giáo dục Phật giáo, ảnh hưởng của Phật giáo rất sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vua, quan lại trong triều, tạo ra một không khí học tập tự do, cởi mở. Triều đình đã có những kế sách đãi ngộ nhân tài rất kính cẩn, cho nên người giỏi xuất hiện rất nhiều, đều là những người uyên thâm Phật học và hiểu rộng về Nho học.