Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Cùng tham khảo Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD lớp 12 năm 2018-2019 lần 1 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 206 giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. | SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN MÃ ĐỀ: 206 (Đề thi gồm 04 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 Năm học 2018 - 2019 Môn: GDCD 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 81: Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành A. lực lượng sản xuất. B. phương thức sản xuất. C. tư liệu sản xuất. D. quá trình sản xuất. Câu 82: Gia đình bác A đào ao thả cá đã đào được chiếc bình cổ quý. Bác đã cất giữ cẩn thận và để trang nghiêm trong tủ kính cho mọi người đến chiêm ngưỡng. Trên tủ kính nhà bác có để một chiếc tivi, một dàn âm thanh và một chiếc lọ hoa. Những đồ vật nào dưới đây trong nhà bác A được coi là hàng hóa? A. Chiếc bình cổ, tivi, dàn âm thanh, lọ hoa. B. Tủ kính, tivi, chiếc bình cổ. C. Tủ kính, tivi, dàn âm thanh, lọ hoa. D. Dàn âm thanh, lọ hoa, tủ kính. Câu 83: Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp. Yêu cầu này nhằm mục đích: A. Tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật. B. Tạo nên sự hài hoà của hệ thống pháp luật. C. Tạo nên mối liên hệ của hệ thống pháp luật. D. Tạo nên sự gắn kết của hệ thống pháp luật. Câu 84: Vấn đề cơ bản của Triết học là : A. Quan hệ giữa lí luận và thực tiễn. B. Quan hệ giữa vật chất và ý thức. C. Quan hệ giữa phép biện chứng và siêu hình. D. Quan hệ giữa vật chất và vận động. Câu 85: Ông K lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng nhưng đến ngày hẹn, ông K đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông K ra toà. Vậy chị H đã sử dụng hình thức nào dưới đây? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 86: Sự đấu tranh của các mặt đối lập sẽ làm cho các sự vật hiện tượng A. phát triển. B. thay đổi. C. giữ nguyên. D. ổn định. Câu 87: Các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Nghĩa vụ pháp lý. B. Thi hành pháp luật. C. Trách nhiệm pháp lý. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 88: Câu .