Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu Giải bài tập Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ SGK Hóa 11 gồm có 2 phần tóm tăt lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập trang 101,102 là tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức làm quen với phương pháp giải bài tập hiệu quả hơn. | Nhằm giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận với nội dung của tài liệu, mời các em cùng tham khảo đoạn trích Giải bài tập Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ SGK Hóa 11 dưới đây. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Công thức phân tử – Hợp chất hữu cơ SGK Hóa 11 A. Lý thuyết: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ 1. Thuyết cấu tạo hoá học của Bút-lê-rốp gồm ba luận điểm chính. 2. Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng hợp thành dãy đồng đẳng. – Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử là những chất đồng phân. + Đồng phân cấu tạo là những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau. Đồng phân cấu tạo bao gồm: đồng phân nhóm chức; đồng phân mạch cacbon; đồng phân vị trí nhóm chức. + Đồng phân lập thể là những đồng phân có cấu tạo hoá học như nhau (cùng công thức cấu tạo) nhưng khác nhau về sự phân bố trong không gian của các nguyên tử trong phân tử (tức khác nhau về cấu trúc không gian của phân tử). 3. Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hoá trị. a) Liên kết δ tạo thành do xen phủ trục nối 2 hạt nhân nguyên tử. b) Liên kết π tạo thành do xen phủ bên trục nối 2 hạt nhân nguyên tử. 4. Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể. Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo. B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học 11 trang 101, 102: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ Bài 1. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (SGK Hóa 11 trang 101) Phát biểu nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hoá học. Giải bài 1: 1. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ tạo ra hợp chất khác v.v. (Trong SGK đã có) .