Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
"Giải bài tập Cấu tạo và tính chất của xương SGK Sinh 8" sẽ là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh trong quá trình học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng giải bài tập. Tài liệu chia sẻ cách giải bài tập trang 31 SGK Sinh 8. Mời các em cùng tham khảo. | Dưới đây là đoạn trích Giải bài tập Cấu tạo và tính chất của xương SGK Sinh 8, mời các em học sinh cùng tham khảo. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Bộ xương SGK Sinh 8. A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Cấu tạo và tính chất của xương I – Cấu tạo của xương 1. Cấu tạo xương dài (hình 8-1-2) Cấu tạo một xương dài gồm có : – Hai đầu xương là mô xương xếp có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung, tạo ra các ô trống chứa tủy đỏ. Bọc hai đầu xương là lớp sụn. – Đoạn giữa là thân xương. Thân xương hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng, tiếp đến là mô xương cứng, trong cùng là khoang xương. Khoang xương chứa tủy xương, ở trẻ em là tủy đỏ ; ở người già tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng. Hình 8-1. Cấu tạo xương dài Hình 8-2. Cấu tạo đầu xương dài (xương đùi) 2. Chức năng của xương dài Bảng 8-1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài 3. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt Xương ngắn (hình 8-3) và xương dẹt không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng, bên trong lớp mô xương cứng là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc xương nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ. Hình 8-3. Cấu tạo xương ngắn điển hình là đốt sống II. Sự to ra và dài ra của xương Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương. Ở tuổi thiếu niên và nhất là ở tuổi dậy thì thì xương phát triển nhanh. Đến 18-20 tuổi (với nữ) hoặc 20-25 tuổi (với nam) xương phát triển chậm lại. Ở tuổi trưởng thành, sụn tăng trưởng, không còn khả năng hóa xương, do đó người không cao thêm. Người già, xương bị phân hủy nhanh hơn nhờ sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương gãy diễn ra rất chậm, không chắc chắn. Hình 8-4. Phim chụp sụn tăng trưởng ở xương trẻ em Hình 8-5 Vai trò của sụn tăng trưởng trong sự dài ra của xương III. Thành phần hóa học và tính chất của xương Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ gọi là cốt giao và chất khoáng .