Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án "Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông miền Bắc (1954-1975)" tập trung làm rõ quá trình lãnh đạo xây dựng, phát triển giáo dục phổ thông ở miền Bắc Việt Nam của Đảng từ năm 1954 đến năm 1975; nêu đánh giá, nhận xét và rút ra những kinh nghiệm lịch sử về quá trình lãnh đạo của Đảng sự nghiệp giáo dục phổ thông miền Bắc trong thời gian trên. . | Một trong những điểm nhấn trong sự lãnh đạo GDPT của Đảng, đó là, việc Đảng đã lựa chọn và chỉ đạo xây dựng một mô hình giáo dục phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu của cách mạng, xã hội Việt Nam thời kỳ 1954-1975 - mô hình giáo dục XHCN với mục tiêu giáo dục toàn diện, gắn giáo dục với lao động sản xuất, một mô hình giáo dục đại chúng, đề cao tính chính trị trong nhà trường phổ thông, gắn giáo dục với việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng. Mô hình giáo dục XHCN, trong quá trình nhận thức, quản lý và tổ chức thực hiện, đôi khi đã không tránh khỏi tính cứng nhắc, giáo điều, tính duy ý chí, nhưng nếu gắn nó với bối cảnh cách mạng và đặc điểm GDPT miền Bắc thời kỳ 1954-1975, thì mô hình và cách thức giáo dục XHCN này đã giúp cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, vì nó đã tạo ra cho xã hội, cho đất nước, một đội ngũ hùng hậu chưa từng có những nhà giáo, những lớp học sinh, sinh viên yêu nước, yêu CNXH, sẵn sàng lên đường, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, sẵn sàng xả thân và hy sinh cho sự nghiệp giáo dục cách mạng, sự nghiệp thống nhất đất nước. Được như vậy là do