Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tài liệu giải bài tập đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau SGK Toán 9 tập 1 gồm có 2 phần lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập trang 54,55 giúp các em luyện tập nắm vững phương pháp giải bài tập đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau trong chương trình sách giáo khoa. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em học tốt môn Toán lớp 9. Mời các em tham khảo. | Mời các em học sinh cùng tham khảo đoạn trích Giải bài tập Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau SGK Toán 9 tập 1 dưới đây để nắm rõ nội dung hơn. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập Giải bài tập Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) SGK Toán 9 tập 1 A. Tóm tắt kiến thức bài đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau Toán 9 1. Đường thẳng song song: Hai đường thẳng y = ax + b và y = a’x + b’ song song với nhau khi và chỉ khi a = a’, b ≠ b’ và trùng nhau khi và chỉ khi a = a’, b = b’. 2. Đường thẳng cắt nhau: Hai đường thẳng y = ax + b và y’ = a’x + b’ cắt nhau khi và chỉ khi a ≠ a’. B. Hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Toán 9 tập 1 trang 54,55 bài đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau. Bài 20 Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau (trang 54 SGk Toán 9 tập 1 – Đại số) Hãy chỉ ra ba cặp đường thẳng cắt nhau và các cặp đường thẳng song song với nhau trong số các đường thẳng sau: a) y = 1,5x + 2; b) y = x + 2; c) y = 0,5x – 3; d) y = x – 3; e) y = 1,5x – 1; g) y = 0,5x + 3. Đáp án và hướng dẫn giải bài 20: Các đường thẳng cắt nhau là các đường thẳng có a ≠ a’. Ta có ba cặp đường thẳng cắt nhau là: a) và b); b) và c); a) và c). Các đường thẳng cắt nhau là các đường thẳng có a = a’ và b≠ b’ Các cặp đường thẳng song song là: a) và e); b) và d); c) và g). Bài 21 Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau (trang 54 SGk Toán 9 tập 1 – Đại số) Cho hàm số bậc nhất y = mx + 3 và y = (2m + 1)x – 5. Tìm giá trị của m để đồ thị của hai hàm số đã cho là: a) Hai đường thẳng song song với nhau. b) Hai đường thẳng cắt nhau. Đáp án và hướng dẫn giải bài 21: a) Hai hàm số y = mx +3 và y = (2m +1)x -5 đã có b ≠ b’. Để đồ thị của là hai đường thẳng song song thì ta phải có m = 2m+1 ⇒ m = -1 Trường hợp này ta được hai hàm số y = -x + 3 và y = -x – 5 b) Hai hàm số y = mx +3 và y = (2m +1)x -5, Để đồ thị của là hau đường thẳng cắt nhau thì ta phải có m ≠ 2m+1 ⇒ m ≠ -1. Bài 22 Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau (trang 55 SGk Toán 9 tập