Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án "Nghiên cứu vi sinh vật ứng dụng cho sản xuất biogas làm tăng hiệu suất trong điều kiện môi trường nước lợ và nước mặn" với mục tiêu để nghiên cứu tập hợp vi sinh vật sinh methane có hoạt tính sinh học cao ứng dụng cho sản xuất khí sinh học trong điều kiện môi trường nước lợ và nước mặn. . | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THU HOÀI NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT ỨNG DỤNG CHO SẢN XUẤT BIOGAS LÀM TĂNG HIỆU SUẤT TRONG ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC LỢ VÀ NƯỚC MẶN Chuyên ngành: Vi sinh vật học Mã số: 62 420107 DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2014 1 Công trình được hoàn thành tại: Đại học KHTN, ĐHQG Hà Nội Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, ĐHQG Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. ĐinhThúy Hằng 2. GS. TS. Nguyễn Lân Dũng Phản biện: Phản biện: Phản biện: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại: vào hồi giờ, ngày tháng năm 20. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 MỞ ĐẦU Ô nhiễm môi trường ven biển và hải đảo ngày càng trở nên cấp bách do chất thải hữu cơ từ các hoạt động khai thác thủy hải sản, du lịch và sinh sống của dân cư tại đây. Hiện nay tại các đơn vị quân đội, chất thải hữu cơ được xử lý thông qua thu gom và chôn lấp, sử dụng các chế phẩm vi sinh vật để thúc đẩy quá trình phân hủy hiếu khí. Các biện pháp đang sử dụng mới chỉ giải quyết được một phần nhỏ chất thải là rác hữu cơ, còn lại một lượng lớn chất thải dạng lỏng từ hệ thống nhà tiêu và các hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản chưa được xử lý tới kết quả mong muốn do thiếu công nghệ phù hợp và quá trình phân hủy sinh học ở điều kiện môi trường có nồng độ muối cao bị ức chế đồng thời diễn ra với tốc độ chậm. Việc phát triển công nghệ xử lý chất thải hữu cơ theo nguyên lý kỵ khí hứa hẹn một giải pháp hữu hiệu góp phần xử lý các nguồn chất thải sinh hoạt và chăn nuôi một cách hiệu quả, ngăn chặn ảnh hưởng của chất thải (mùi, mầm bệnh) tới môi trường sống, đồng thời có thể tận thu năng lượng từ chất thải dưới dạng khí sinh học. Để có thể đưa công nghệ này vào hoạt động tại các khu vực ven biển và hải đảo, cổ khuẩn sinh methane (CKSMT) – nhóm vi sinh vật giữ vị trí then chốt của công nghệ .