Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, tailieuXANH.com giới thiệu đến các bạn Đề thi học kì 2 môn Địa lí 12 năm 2017-2018 - Trường THPT Nguyễn Huệ - Mã đề 132 để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi! | TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ I TR H N H -2018 N P – N N 45 MÃ ĐỀ 132 Câu 1: Loại cây công nghiệp dài ngày quan trọng nhất của vùng Tây Nguyên là cây A. cà phê B. Chè. C. Cao su. D. hồ tiêu. Câu 2: Khó khăn lớn nhất của vùng Tây Nguyên đối với việc trồng cây công nghiệp lâu năm? A. thiếu lao động có trình độ cao. B. diện tích đất không lớn. C. thiếu nước về khô. D. thị trường có nhiều biến động. Câu 3: Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên? A. Giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. B. Liền kề vùng Đông Nam Bộ. C. Nằm sát vùng Duyên hải Nam Trung bộ. D. Giáp Biển Đông. Câu 4: tỉnh nào của vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển? A. TP Hồ Chí Minh. B. Vũng Tàu. C. Bình Dương. D. Đồng Nai. Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết cảng biển nào sau đây không thuộc Bắc Trung Bộ? A. Chân Mây. B. Đà Nẵng. C. Vũng Áng. D. Cửa Lò. Câu 6: Dựa vào bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa của SH và S Diện tích( nghìn ha) Sản lượng( nghìn tấn) Năm 2005 2015 2005 2015 ĐBSH 1186,1 1110,4 6398,4 6734,5 ĐBSCL 3826,3 4308,5 19298,5 25699,7 Nhận xét nào không đúng về diện tích và sản lượng lúa của ĐBSH và ĐBSCL năm 2005 và 2015? A. ĐBSH có diện tích giảm, sản lượng tăng. B. ĐBSCL cả diện tích và sản lượng đều tăng. C. Sản lượng của ĐBSCL lớn hơn ĐBSH. D. Diện tích của ĐBSCL lớn hơn sản lượng. Câu 7: Hạn chế về tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng đối với phát triển công nghiệp là A. nhiều thiên tai. B. ít tỉnh giáp biển. C. tài nguyên khoáng sản không thật phong phú. D. quy mô đất nhỏ. Câu 8: Địa điểm nổi tiếng về trồng rau và hoa quả ôn đới ở vùng Tây Nguyên là A. Thành phố Đà Lạt. B. Thành phố Kon Tum. C. Thành phố Buôn Mê Thuật. D. Thành phố Plâycu. Câu 9: Ý nghĩa của việc phát triển mô hình nông – lâm – ngư kết hợp ở vùng Bắc Trung Bộ là A. sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên của vùng. B. phân bố lại dân cư và lao động. C. tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. D. bảo vệ môi trường sinh thái. Câu 10: Cho biểu đồ: ẤU O ỘNG PHÂN THEO