Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Manuscriptorium, thư viện số về tài liệu cổ lớn nhất thế giới, ra đời trong xu hướng tăng cường hợp tác thư viện số về tài liệu cổ trên phạm vi quốc tế. Trên cơ sở đi sâu tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm của Thư viện số Manuscriptorium, bài viết khái quát thực trạng xây dựng thư viện số tài liệu cổ và đề xuất một số ý kiến nhằm đẩy mạnh việc phát triển thư viện số tài liệu cổ nói riêng và nâng cao hiệu quản lý, khai thác tài liệu cổ nói chung tại các thư viện Việt Nam. | TỪ MANUSCRIPTORIUM ĐẾN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU CỔ TRONG CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM Nguyễn Thị Ngọc Mai Tóm tắt: Manuscriptorium, thư viện số về tài liệu cổ lớn nhất thế giới, ra đời trong xu hướng tăng cường hợp tác thư viện số về tài liệu cổ trên phạm vi quốc tế. Trên cơ sở đi sâu tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm của Thư viện số Manuscriptorium, bài viết khái quát thực trạng xây dựng thư viện số tài liệu cổ và đề xuất một số ý kiến nhằm đẩy mạnh việc phát triển thư viện số tài liệu cổ nói riêng và nâng cao hiệu quản lý, khai thác tài liệu cổ nói chung tại các thư viện Việt Nam. ĐẶT VẤN ĐỀ Những đặc điểm độc nhất vô nhị và giá trị văn hóa, lịch sử, khoa học đặc biệt đã khiến tài liệu cổ trở thành đối tượng khai thác, tìm hiểu quan trọng của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực. Các thư viện được giao trọng trách tập hợp và gìn giữ sưu tập tài liệu cổ luôn xem những di sản văn hóa thành văn này là vốn quý, là niềm tự hào của thư viện mình. Mặc dù vậy, phần lớn các bộ sưu tập tài liệu cổ trong thư viện đang đứng trước một thực tế: tồn tại rải rác ở các thư viện, được tổ chức, quản lý theo các phương thức riêng lẻ, thiếu chuẩn hóa, thiếu sự liên kết, đông đảo công chúng nói chung cũng như người sử dụng thư viện nói riêng ít nắm bắt được những thông tin hoặc nắm bắt không đầy đủ về tiềm năng và giá trị của sưu tập tại các thư viện, do đó tài liệu cổ chưa dành được sự quan tâm khai thác xứng đáng của người sử dụng. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhiều sáng kiến đã và đang được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác tài liệu cổ, giúp các bộ sưu tập tài liệu cổ “xuất hiện” trước mắt công chúng và đến được với đông đảo người dùng. Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ số, trong quản lý và khai thác tài liệu cổ hiện này đã và đang trở thành một xu hướng chủ đạo. Manuscriptorium, Thư viện số về tài liệu cổ, được khởi xướng ở châu Âu trong nhiều năm qua, đã trở thành điểm hội tụ các nguồn