Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Văn hóa đọc là một phạm trù vừa trừu tượng vừa đa nghĩa. Tuy nhiên, việc nhận diện văn hóa đọc của một cá nhân hoặc của một cộng đồng hiện nay còn nhiều quan niệm khác nhau, mỗi quan niệm có một cách tiếp cận riêng. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra 9 thành tố (mục đích đọc, nội dung đọc, thị hiếu đọc, trình độ đọc, tính tích cực đọc, phương pháp đọc, kỹ năng đọc, thói quen đọc và thái độ đọc) để nhận diện văn hóa đọc, đó cũng là những tiêu chí để đánh giá, uốn nắn, điều chỉnh việc đọc của cá nhân và cộng đồng. | TRAO ĐỔI GÓP PHẦN NHẬN DIỆN VĂN HÓA ĐỌC NGUYỄN THẾ DŨNG Tóm tắt Văn hóa đọc là một phạm trù vừa trừu tượng vừa đa nghĩa. Tuy nhiên, việc nhận diện văn hóa đọc của một cá nhân hoặc của một cộng đồng hiện nay còn nhiều quan niệm khác nhau, mỗi quan niệm có một cách tiếp cận riêng. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra 9 thành tố (mục đích đọc, nội dung đọc, thị hiếu đọc, trình độ đọc, tính tích cực đọc, phương pháp đọc, kỹ năng đọc, thói quen đọc và thái độ đọc) để nhận diện văn hóa đọc, đó cũng là những tiêu chí để đánh giá, uốn nắn, điều chỉnh việc đọc của cá nhân và cộng đồng. Từ khóa: Văn hóa đọc, thành tố văn hóa đọc, tiêu chí văn hóa đọc, nhận diện văn hóa đọc Abstract Reading culture is a category that is both abstract and semantic. However, the recognition of the reading culture of an individual or a community nowadays has many different concepts, each concept with its own approach. In this article, we present 9 elements (reading purpose, reading content, reading taste, reading comprehension, reading positivity, reading methods, reading skills, reading habits and reading attitudes) to identify reading culture. These also are criteria for assessing, shaping, regulating the reading of individual and community. Keywords: Reading culture, elements of reading culture, reading culture criteria, regconize reading culture Đ ể nhận diện được văn hóa đọc, cần phải căn cứ vào những biểu hiện ra bên ngoài của hoạt động đọc sách. Những biểu hiện ấy, bằng việc quan sát, nghe, trao đổi, tìm hiểu, chúng ta có thể nhận biết được. Những biểu hiện đó cho thấy người đọc đọc để làm gì, đọc cái gì, đọc bao nhiêu, đọc ở trình độ nào, đọc cách nào, hiệu quả của việc đọc ra sao? Thái độ ứng xử của người đọc trước trong và sau khi đọc như thế nào? Để trả lời được những câu hỏi này, cần thiết phải xây dựng một hệ thống các tiêu chí biểu đạt quá trình đọc. Hệ thống tiêu chí này chính là các thành tố của văn hóa đọc. Trong đời sống xã hội, văn hóa đọc có giá trị to lớn đối với sự .