Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nhằm giúp các em học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, tailieuXANH.com giới thiệu đến các em Đề thi KS kiến thức THPT năm 2017-2018 môn Lịch sử lớp 12 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 415 để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi! | - 2018 – ã đề: 415 Câu 1: Hiệp ước nào đã đặt nền tảng mới cho quan hệ liên minh giữa Nhật và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. B. Hiệp ước Vacsava. C. Hiệp ước hòa bình Xan Phranxico. D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật. Câu 2: Năm nước tham gia sáng lập tổ chức ASEAN năm 1967 là A. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Xingapo. B. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Brunây. C. Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Malaixia, Xingapo. D. Thái Lan, Philippin, Malaixia, Mianma, Inđônêxia. Câu 3: Trong giai đoạn từ tháng 11 - 1942 đến tháng 8 - 1945, chiến thắng nào của Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)? A. Lê-nin-grát. B. Xta-lin-grát. C. Mát-xcơ-va. D. Cuốc-xcơ. Câu 4: Chủ trương hoạt động của Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập năm 1904 là A. dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. B. đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến. C. đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào. D. dân tộc độc lập, trước làm cách mạng quốc gia sau làm cách mạng thế giới. Câu 5: Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến 1941 là A. phát triển công nghiệp quốc phòng. B. phát triển công nghiệp nhẹ. C. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. D. phát triển giao thông vận tải. Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá? A. Sự ra đời của Liên minh Châu Âu (EU). B. Mĩ và Nhật Bản kí kết hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật. C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. D. Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế. Câu 7: Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở nước Đông Nam Á nào? A. Phi-líp-pin. B. Mã Lai. C. Việt Nam. D. In-đô-nê-xi-a. Câu 8: Nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên Bang Nga (1991 - 2000) là A. đối đầu với Mĩ, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Âu. B. đối đầu với phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước châu Á. C. ngả về phương Tây, khôi .