Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
B ài viết này chưa phải là một công trình nghiên cứu theo đúng nghĩa của chữ ấy. Người viết chỉ tập hợp lại dưới đây một vài sự kiện rút ra từ nghệ thuật hay nếp sống của một số tộc người hiện có mặt ở Việt Nam, những sự kiện hoặc rõ là tồn tích của nền văn minh sơ sử Đông Sơn mà ai cũng biết, hoặc ít nhất cũng đáng ngờ là hồi âm, dù xa xôi, của nền văn minh ấy. Những tồn tích và hồi âm sẽ trình bày vô hình trung nói lên sức sống dẻo dai của một nền văn minh xưa ở Đông Nam Á từng tồn tại cách đây trên và dưới hai thiên niên kỷ. | S 3 (48) - 2014 - L› lu n chung SỨC SỐNG ĐÔNG SƠN* 9 NGUY N T CHI ài viết này chưa phải là một công trình nghiên cứu theo đúng nghĩa của chữ ấy. Người viết chỉ tập hợp lại dưới đây một vài sự kiện rút ra từ nghệ thuật hay nếp sống của một số tộc người hiện có mặt ở Việt Nam, những sự kiện hoặc rõ là tồn tích của nền văn minh sơ sử Đông Sơn mà ai cũng biết, hoặc ít nhất cũng đáng ngờ là hồi âm, dù xa xôi, của nền văn minh ấy. Những tồn tích và hồi âm sẽ trình bày vô hình trung nói lên sức sống dẻo dai của một nền văn minh xưa ở Đông Nam Á từng tồn tại cách đây trên và dưới hai thiên niên kỷ. Thoạt tiên là cái “đầu váy” trong nữ phục của tộc người Mường1. Tồn tích này của nghệ thuật Đông Sơn đã được công bố thành tài liệu2. Bản viết ấy chưa được dịch ra tiếng nước ngoài, nên ở đây, xin phép được trình bày lại, dù dưới dạng rất tóm tắt. Và, bởi vì cái chung nổi bật giữa nghệ thuật Đông Sơn và nghệ thuật “đầu váy” Mường lại tập trung vào bố cục, nên, để dễ trình bày, thiết tưởng cũng cần nhắc lại bố cục trên mặt ngoài trống loại I mà các nhà nghiên cứu đều xem là hiện vật Đông Sơn tiêu biểu nhất: - Những mô típ khắc chìm ở độ nông lên mặt ngoài của trống được phân bố trên những diện tích tạo hình tách rời khỏi nhau, vì ứng với những mặt ngoài của các khối khác nhau họp thành khối trống. Cụ thể mà nói, từng trống Đông Sơn loại I trình ra ba diện tích tạo hình sau đây: Mặt trống, mặt tang trống và mặt thân trống. - Mặt trống, mà ta có thể xem là diện tích tạo hình chính, là một mặt phẳng tròn. Chiếm lĩnh trung tâm của mặt phẳng này là một vòng tròn chứa mô típ ngôi sao nhiều cánh, mà, cho đến nay, các nhà khảo cổ học đều đồng tình với M.Cô-la-ni xem là biểu hình của mặt trời. B - Bao quanh vòng tròn nhỏ ở trung tâm, và chiếm hết diện tích tạo hình còn lại trên mặt trống, là những vành tròn đồng tâm chứa mô típ động vật và người. Về mặt bố cục, có thể xem các vành tròn này là những dải hoa văn bị ép lại chồng sát lên nhau, dải trên - dải dưới, trong khuôn khổ một .