Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài báo này mô tả đặc điểm chi, xây dựng khóa định loại loài và mô tả đặc điểm các loài, cung cấp các thông tin về mẫu chuẩn, sinh học sinh thái, phân bố và mẫu nghiên cứu của các loài thuộc chi này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOẠI CHI ĐẲNG THIỆT – Isoglossa Oersted (HỌ Ô RÔ - ACANTHACEAE) Ở VIỆT NAM ĐỖ VĂN HÀI Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Chi Đẳng thiệt Isoglossa đƣợc Oersted công bố vào năm 1854. Cho đến nay, theo D. J. Mabberley chi này hiện biết khoảng 50 loài, phân bố rộng khắp trên thế giới [10]. Theo B. Hansen (1985) chi này phân bố rộng rãi từ Sikkim và Đông Bắc Ấn Độ, Trung Quốc, Bán đảo Đông Dƣơng, Tây Malesia đến đảo Ceram (Inđônêxia). Ở Đông Nam Á chi này có khoảng 8 loài [2]. Theo Phạm Hoàng Hộ và Trần Kim Liên, chi này ở Việt Nam ghi nhận có 3 loài; loài Isoglossa collina đƣợc chúng tôi ghi nhận mới cho Việt Nam vào năm 2012. Nhƣ vậy tổng số loài hiện biết của chi Đẳng thiệt ở Việt Nam là 4 loài. Trong bài báo này chúng tôi mô tả đặc điểm chi, xây dựng khóa định loại loài và mô tả đặc điểm các loài, cung cấp các thông tin về mẫu chuẩn, sinh học sinh thái, phân bố và mẫu nghiên cứu của các loài thuộc chi này. I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu là các loài thuộc chi Isoglossa ở Việt Nam. Các mẫu nghiên cứu là các tiêu bản đƣợc thu thập trên cả nƣớc và hiện đƣợc lƣu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật. Phƣơng pháp nghiên cứu: Áp dụng phƣơng pháp so sánh hình thái để định loại. Kế thừa, tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm chi Isoglossa ở Việt Nam Cây thảo hay cây bụi. Thân non thƣờng có dạng 4 cạnh; nhẵn hoặc có lông mịn. Lá bằng nhau hoặc gần bằng nhau theo từng cặp; mọc đối; có cuống lá, nhẵn hoặc có lông mịn. Cụm hoa dạng chuỳ hoặc tháp; thƣờng mọc ở đầu cành; đôi khi ở nách lá; trục cụm hoa nhẵn hoặc có lông mịn đến lông tơ; thƣờng có tuyến. Lá bắc và lá bắc con nhỏ, hình tam giác, bầu dục, ngọn giáo đến hình đƣờng hoặc hình dùi; nhẵn hoặc có lông mịn, thƣờng có tuyến. Đài 5 thuỳ, xẻ sâu đến gần gốc; các thuỳ bằng nhau và hẹp. Tràng có ống hình trụ