Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án "Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" nghiên cứu với mục tiêu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về FDI ở vùng kinh tế trọng điểm; trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng đắn thực trạng FDI ở vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI ở vùng kinh tế trọng điểm trong thời gian tới. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM NGỌC TUẤN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG Chuyên ngà nh : Kinh tế chính trị Mã số : 62 31 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: 1. TS Đỗ Thanh Phương 2. TS Mai Văn Bảo Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi . . . . . giờ . . . ., ngày . . . . . tháng . . . . . . năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) có vai trò lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực miền Trung, Tây Nguyên cũng như cả nước. Đó là vị trí chiến lược hết sức quan trọng của cả nước, là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước tiểu vùng sông Mêkông trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, với hệ thống giao thông đa dạng. Đặc biệt, đây là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch, với các di sản văn hóa thế giới và bãi biển dài, đẹp. Vùng cũng sở hữu đến 4/13 khu kinh tế trọng điểm cả nước, được Chính phủ cho áp dụng cơ chế, chính sách vượt trội nhằm phát huy vai trò “trụ cột” trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong những năm qua, sự gia tăng các dự án FDI ở các địa phương trong VKTTĐMT đã thực sự tạo nên cú hích đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng; góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu; đổi mới công nghệ; tạo ra nhiều việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động; khai thông thị trường, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; đóng góp tích cực