Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận án "Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay" nghiên cứu với mục tiêu xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, góp phần phát huy dân chủ, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TIẾN THÀNH hoµn thiÖn c¬ chÕ ph¸p lý thùc hiÖn d©n chñ c¬ së ë viÖt nam hiÖn nay TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ. ngày tháng năm 20 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên phương diện nhận thức luận, quyền lực nhân dân trong mọi xã hội hiện đại đều có thể và cần thiết thể hiện theo hai phương thức: dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và thực hiện trên các phạm vi không gian của đất nước. Điều đó bao hàm cách hiểu, nhân dân - với vị thế chủ thể quyền lực, có thể trao quyền cho cá nhân hay tổ chức đại diện cho mình để thực hiện quyền lực nhân dân đồng thời nhân dân cũng có thể tự mình bày tỏ ý chí của mình để trực tiếp thực hiện quyền lực nhân dân. Nói cách khác, mặc dù làm chủ thông qua con đường nhà nước là phương thức làm chủ thông dụng và hữu hiệu nhưng nhân dân không thể trao hết quyền lực cho nhà nước. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhà nước luôn vấp phải những lỗi hệ thống và nhân dân luôn gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo quyền lực nhân dân. Vì vậy, nhân dân không thể đặt cược toàn bộ vào nhà nước. Nhân dân phải tự mình - thông