Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết phân tích sự khác nhau giữa sinh viên nam và nữ trên các kết quả đo lường này. Niềm tin vào khả năng học tiếng Anh thành công có quan hệ mật thiết với kết quả học tiếng Anh, trong khi niềm tin vào giá trị hữu dụng của tiếng Anh có liên quan gần gũi với việc quyết định tham gia các khóa học tiếng Anh. | Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 1, Số 2, 2017 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM Trương Công Bằng* Trường Đại học Kinh Tế - Luật - ĐHQG TP. HCM Nhận bài: 23/06/2016; Hoàn thành phản biện: 24/12/2016; Duyệt đăng: 21/08/2017 Tóm tắt: Bài viết này trình bày về mối quan hệ giữa niềm tin của sinh viên vào khả năng học tiếng Anh thành công, những giá trị mà tiếng Anh sẽ mang lại cho họ ảnh hưởng trên hai yếu tố: (1) kết quả học tập tiếng Anh và (2) việc tham gia các khóa học tiếng Anh dựa trên dữ liệu được thu thập từ 1.207 sinh viên. Bài viết phân tích sự khác nhau giữa sinh viên nam và nữ trên các kết quả đo lường này. Niềm tin vào khả năng học tiếng Anh thành công có quan hệ mật thiết với kết quả học tiếng Anh, trong khi niềm tin vào giá trị hữu dụng của tiếng Anh có liên quan gần gũi với việc quyết định tham gia các khóa học tiếng Anh. Từ khóa: động lực, giá trị, niềm tin vào khả năng, tiếng Anh 1. Mở đầu Tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng trong quá trình Việt Nam hòa nhập quốc tế (Pham Cuong, 2016), và là một ngoại ngữ chính được dạy trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam, đặc biệt là ở cấp độ đại học. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thực trạng của việc dạy và học môn tiếng Anh hiện nay trong hệ thống giáo dục là kém hiệu quả. Những nghiên cứu này cho thấy sinh viên chỉ có thể giao tiếp tiếng Anh căn bản thường ngày một cách rất khó khăn (Nguyen Hoang Tuan & Tran Ngoc Mai, 2015). Dựa trên kinh nghiệm dạy tiếng Anh ở bậc đại học, tác giả nhận thấy nhiều sinh viên ở các ngành học không chuyên tiếng Anh thiếu động lực học tiếng Anh. Họ học chỉ để vượt qua được các kỳ kiểm tra. Có nhiều giải thích khác nhau cho thực trạng yếu kém về kết quả học tiếng Anh và sự thiếu động lực học của sinh viên như đã đề cập ở trên. Để giải quyết thực trạng này, một số nghiên cứu đã được tiến hành, chẳng hạn các nghiên cứu về phát triển sự tự học (Nguyen Cao Thanh, 2011); phương pháp dạy học (Nguyen Van Loi & Franken, .