Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nguồn gốc vần O trong tiếng Việt hiện đại

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong tác phẩm Lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo) [4], Nguyễn Tài Cẩn chỉ ra rằng, vần O [•] trong tiếng Việt hiện đại có hai nguồn gốc, một là *• và một là *u. Nhận định này của giáo sư dựa trên cơ sở so sánh các từ vựng đồng nguyên giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc anh em, đồng thời tham khảo thêm ý kiến tái lập của những nhà nghiên cứu phương Tây khác. Bài viết này nhằm làm rõ thêm vấn đề nguồn gốc từ *u của âm O tiếng Việt hiện đại, đồng thời xác định niên đại tương đối quá trình biến đổi u > • trong tiếng Việt. | NGÔN NGỮ SỐ 8 2012 VỀ NGUỒN GỐC CỦA VẦN O [•] TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI* TS NGUYỄN ĐẠI CỒ VIỆT 1. Đặt vấn đề Trong tác phẩm Lịch sử ngữ âm tiếng Việt (sơ thảo) [4], Nguyễn Tài Cẩn chỉ ra rằng, vần O [•] trong tiếng Việt hiện đại có hai nguồn gốc, một là *• và một là *u. Nhận định này của giáo sư dựa trên cơ sở so sánh các từ vựng đồng nguyên giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc anh em, đồng thời tham khảo thêm ý kiến tái lập của những nhà nghiên cứu phương Tây khác. Điểm hạn chế trong lí thuyết này là số lượng từ chứng chỉ ra sự đối ứng giữa • Việt và u ở các ngôn ngữ đồng nguyên khác là quá ít ỏi1. Bài viết này nhằm làm rõ thêm vấn đề nguồn gốc từ *u của âm O tiếng Việt hiện đại, đồng thời xác định niên đại tương đối quá trình biến đổi u > • trong tiếng Việt. 2. Phương pháp và một vài khái niệm công cụ 2.1. Phương pháp Chúng tôi vận dụng phương pháp mà H. Maspero (1912) đã làm khi miêu tả lịch sử ngữ âm tiếng Việt, tức là dựa vào mối quan hệ đặc biệt giữa tiếng Việt và tiếng Hán, để tìm hiểu những biến đổi ngữ âm lịch sử xảy ra trong tiếng Việt. Tiếng Việt và tiếng Hán, tuy không phải là hai ngôn ngữ đồng nguyên, song trong lịch sử phát triển của mình, tiếng Việt đã vay mượn một khối lượng rất lớn từ vựng Hán, hình thành nên sự đối ứng ngữ âm đều đặn giữa âm Hán Việt và âm Hán (chỉ âm Hán trung cổ). Đó là cơ sở H. Maspero dựa vào để tái dựng lịch sử các âm đầu (initial, thanh mẫu) trong tiếng Việt. Chúng tôi kế thừa và phát triển phương pháp của H. Maspero, điểm phát triển là ở chỗ, chúng tôi không chỉ quan sát sự đối ứng giữa âm Hán và âm Hán Việt, mà còn quan sát sự đối ứng giữa âm Hán Nôm-hóa (sino-nomization) với âm Hán Việt và với âm Hán. . * Bản đầu tiên của bài viết này đã được trình bày tại Hội nghị Quốc tế “Đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam - Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, Hà Nội 2011. Bản này có lược bớt một số nội dung. 32 Về nguồn gốc. 33 2.2. Một vài khái niệm 2.2.1. Âm Hán .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.