Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết chỉ ra những bất cập trong các quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu ở Việt Nam hiện hành và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định này. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 3 (2016) 72-80 Quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu ở Việt Nam Nguyễn Thị Huệ* Khoa Luật, Trường Đại học Công Đoàn, 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu đã được áp dụng ở Việt Nam từ 1/1/2012 trên cơ sở luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 với mục đích điều tiết hành vi tiêu dùng, kinh doanh xăng dầu để góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng nền kinh tế xanh ở Việt Nam đồng thời tăng thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện, các quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu chưa phát huy được hiệu quả trong bảo vệ môi trường. Bài viết chỉ ra những bất cập trong các quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu ở Việt Nam hiện hành và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định này. Từ khoá: Thuế bảo vệ môi trường; thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu; công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. 98 USD/người vào năm 1999, đã tăng lên 400 USD/người vào năm 2000 và năm 2010 là 1200 USD/người; năm 2015 GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2200 USD/người” [1]. Bên cạnh những tác động tích cực thì sự phát triển kinh tế cũng kéo theo những tác động tiêu cực đối với đời sống, văn hoá, xã hội, đặc biệt là đối với môi trường. Trong số những vấn đề về môi trường mà Việt Nam đang phải đối mặt thì ô nhiễm môi trường là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng, ngày càng gia tăng về số lượng và tính chất. Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển bền vững, Việt Nam cũng như các quốc gia phải thực hiện rất nhiều kế hoạch, chiến lược, phải sử dụng rất nhiều công cụ khác nhau để quản lý, bảo vệ môi trường như công cụ khoa học – công nghệ; tuyên truyền giáo dục, công cụ pháp lý mang tính mệnh lệnh – kiểm soát (CAC- Command and Control) và đặc biệt là các công cụ kinh tế (hay còn gọi là công cụ thị trường).