Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Biện pháp bảo đảm cung cấp cho bên nhận bảo đảm quyền định đoạt có điều kiện. Điều đó có nghĩa là bên nhận bảo đảm có quyền áp dụng bất kỳ phương thức định đoạt nào đối với tài sản bảo đảm khi xảy ra sự kiện vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm miễn rằng việc định đoạt tài sản bảo đảm được thực hiện trong điều kiện thương mại hợp lý hoặc một cách thiện chí trung thực. Lý thuyết này được áp dụng phổ biến ở nhiều nước. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 2 (2016) 51-58 Bảo đảm sự thuận lợi, công bằng và hợp lý trong việc tự xử lý tài sản bảo đảm khi vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo các hợp đồng tín dụng1 Lê Thị Thu Thủy* Khoa Luật, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 20 tháng 4 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 5 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 23 tháng 6 năm 2016 Tóm tắt: Biện pháp bảo đảm cung cấp cho bên nhận bảo đảm quyền định đoạt có điều kiện. Điều đó có nghĩa là bên nhận bảo đảm có quyền áp dụng bất kỳ phương thức định đoạt nào đối với tài sản bảo đảm khi xảy ra sự kiện vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm miễn rằng việc định đoạt tài sản bảo đảm được thực hiện trong điều kiện thương mại hợp lý hoặc một cách thiện chí trung thực. Lý thuyết này được áp dụng phổ biến ở nhiều nước. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lý thuyết này chưa được thừa trong luật thực định và thực tiễn. Điều này dẫn đến những khó khăn không thể tháo gỡ trong việc tự xử lý tài sản bảo đảm ở Việt Nam. Những khó khăn này gây ra ách tắc trong giải quyết nợ xấu của ngân hàng trong nhiều năm qua ở Việt Nam. Vì vậy, để tháo gỡ những ách tắc trên, các quy định của BLDS 2015 cần được hướng dẫn và giải thích theo hướng bảo đảm sự thuận lợi, công bằng và hợp lý trong xử lý tài sản bảo đảm. Từ khóa: Xử lý tài sản bảo đảm, giao dịch bảo đảm, định đoạt tài sản bảo đảm. Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 đã được ban hành và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017. BLDS 2015 được coi là có nhiều điểm mới trong đó có nhiều nội dung liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Các Điều từ 303 đến 308 của BLDS 2015 quy định về xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, để các quy định này đi vào cuộc sống cần có những hướng dẫn cụ thể nhằm bảo đảm sự thuận lợi, công bằng và hợp lý trong xử lý tài sản bảo đảm nói chung và trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ trả nợ 1 theo các hợp đồng tín dụng nói riêng.∗ 1. Thực trạng các quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trước khi Bộ Luật dân sự 2015 có hiệu lực Hiện nay, các .