Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Lý luận và phương pháp dạy học Đại học trình bày về những vấn đề như: Những vấn đề cơ bản về quá trình dạy học ở đại học; nội dung dạy học đại học; nguyên tắc dạy học Đại học; phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Đại học; lập kế hoạch dạy học Đại học; các kĩ thuật dạy học ở Đại học nhằm tích cực hoá hoạt động của sinh viên; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. nội dung chi tiết tài liệu. | LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐẠI HỌC (3 TÍN CHỈ) 1. Những vấn đề cơ bản về quá trình dạy học ở đại học; 2. Nội dung dạy học đại học; 3. Nguyên tắc dạy học đại học; 4. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học; 5. Lập kế hoạch dạy học đại học; 6. Các kĩ thuật dạy học ở đại học nhằm tích cực hoá hoạt động của sinh viên; 7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở ĐẠI HỌC 1.1. Bộ môn LLDHĐH có quan trọng không ? Có cần thiết phải học không ? Môn LLDHĐH là một học động, có nghĩa là môn học này có thể phát triển hoàn thiện của chính bản thân các GV, HV. Từ trước đến nay, khi nói đến học tập, chúng ta chờ đợi sẽ tiếp nhận một khuông mẫu có sẵn, một tài liệu hoàn chỉnh, được nghe GV truyền đạt, xem đó là « khuông vàng thước ngọc », học thuộc bài, kiểm tra (hoặc thi) sau đó là .quên. Vì vậy, tinh thần học tập bộ môn này : - Điểm lại các quan điểm, lí luận của các tài liệu trước đây, hiện nay. - Có ý kiến chấp nhận, đồng ý hay không đồng ý. Tự mình phát hiện vấn đề. - Bổ sung những luận điểm, những ý kiến của mình. - Định hướng các hướng nghiên cứu trong tương lai. 1.2. Đối tượng, nhiệm vụ của bộ môn Lí luận dạy học đại học - Đối tượng : Quá trình dạy học ở trường đại học và những quy luật của nó. - Nhiệm vụ : a. Xây dựng hệ thống lí luận phản ánh được những mối liên hệ và quan hệ của giảng dạy, đào tạo về khoa học và nghề nghiệp. 1 b. Xác định các luận điểm cơ bản làm cơ sở cho việc xác định nội dung, nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ở đại học. c. Tích cực hóa hoạt động nhận thức trong dạy học ; phát triển tư duy sáng tạo ; rèn luyện cách suy nghĩ, cách làm việc có khoa học ; phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và hình thành phẩm chất cá nhân sáng tọa : tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của SV. d. Xây dựng các giải pháp để kiểm tra đánh giá kết quả học tập. e. Nghiên cứu áp dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại vào quá trình day học đại học. g. Tìm kiếm các con đường .