Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này tập trung khảo sát khả năng áp dụng phân loại cơn ĐK theo ILAE 1981 cho trẻ từ 1 tháng đến 15 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Đồng thời, khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị, và các yếu tố liêu quan đến đáp ứng sớm và bỏ trị. | See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/237797032 PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Article CITATIONS READS 0 224 3 authors, including: Duc To International SOS 1 PUBLICATION 0 CITATIONS SEE PROFILE Some of the authors of this publication are also working on these related projects: Classification of Epilepsy in Children View project All content following this page was uploaded by Duc To on 04 July 2018. The user has requested enhancement of the downloaded file. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 3 * 2008 Nghiên cứu Y học PHÂN LOẠI CƠN ĐỘNG KINH TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tô Hồng Đức*, Nguyễn Quang Vinh**, Trần Diệp Tuấn*** TÓM TẮT Mục đích: Phân loại cơn theo Hiệp Hội Chống Động Kinh Thế Giới 1981 (ICES) trên bệnh nhi động kinh mới được chẩn đoán hoặc chưa điều trị. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên bệnh nhi động kinh (ĐK) tại Bệnh Viện Nhi Đồng I TP Hồ Chí Minh (BVNĐI) từ tháng 4/2006 đến tháng 3/2007. Kết quả: Có 99 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, gồm 53 nam và 46 nữ, tỷ lệ nam nữ là 1,15:1. Đến từ các tỉnh là 77 ca (78%). Chúng tôi ghi nhận có 47 ca (47,5%) có cơn cục bộ, trong đó cơn cục bộ đơn giản là 10 ca (10,1%), cơn cục bộ phức tạp là 4 ca (4%), và cơn cục bộ toàn thể hóa là 33 ca (33,3%). Có 38 ca là cơn toàn thể, chiếm tỷ lệ 38,4%. Cơn không phân loại được là 14 ca (14,1%). Có 33 ca (33,3%) là ĐK triệu chứng. Theo dõi từ 3 tháng trở lên có 86 ca (86,9%), bỏ trị 13 ca (13,1%). Đáp ứng sớm có 63/86 ca (73,3%). Kết Luận: Kết quả phân loại được chiếm tỉ lệ khá cao bằng phân loại cơn động kinh theo ILAE 1981. Đây là cách phân loại đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với hoàn cảnh của các nước đang phát triến như nước ta, khi mà các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán còn hạn chế. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cần có các chương trình giáo dục trong cộng đồng để nâng cao hiểu biết về bệnh