Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Có mặt ở Đàng Trong - Việt Nam từ cuối thế kỉ XVI cùng với quan hệ giao thương buôn bán, người Hoa đã đến ngày càng nhiều hơn và hình thành nên một cộng đồng khá lớn ở Nam Trung bộ. Bắt đầu là Hải Phố (Hội An), dần dần cùng với sự phát triển của lịch sử, người Hoa đã có mặt ở nhiều nơi khác như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận. Trong quá trình sinh sống ở đây, người Hoa ít nhiều đã giữ một vai trò nhất định trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam qua các thế kỷ XVI, XIX. | VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở NAM TRUNG BỘ TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XIX * TRƯƠNG ANH THUẬN Có mặt ở Đàng Trong - Việt Nam từ cuối thế kỉ XVI cùng với quan hệ giao thương buôn bán, người Hoa đã đến ngày càng nhiều hơn và hình thành nên một cộng đồng khá lớn ở Nam Trung bộ. Bắt đầu là Hải Phố (Hội An), dần dần cùng với sự phát triển của lịch sử, người Hoa đã có mặt ở nhiều nơi khác như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận. Trong quá trình sinh sống ở đây, người Hoa ít nhiều đã giữ một vai trò nhất định trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam qua các thế kỷ XVI, XIX. 1. Trên lĩnh vực kinh tế Khi đến định cư lâu dài ở Nam Trung bộ, người Hoa đã làm ăn, sinh sống bằng nhiều nghề nghiệp khác nhau. Một trong những hoạt động đã thu hút được nhiều Hoa kiều tham gia và tạo dựng vị thế của họ ở đây là thương mại hàng hải. Người Hoa với truyền thống giao thương buôn bán có từ lâu đời, nên khi tới đây, họ tìm đến các cửa sông, cửa biển như Đại Chiêm (Quảng Nam), Thi Nại (Bình Định), Vũng Lấm (Phú Yên), Sông Cái, Sông Dinh (Khánh Hòa), Phố Hài (Bình Thuận) hoặc những nơi đã có cộng đồng dân cư địa phương đông đúc để có thể tranh thủ những điều kiện thuận lợi nhất, nhằm phát triển công việc buôn bán của họ ở trong vùng, giữa vùng này với vùng khác, cũng như với các quốc gia trong khu vực. Ở Hội An, cộng đồng người Hoa đã “bám theo các dãy, mỏm đất bồi nhỏ hẹp, sát mép những con sông hoặc ngay trên điểm giao lưu, hợp lưu của những con sông gần biển để cư trú, trong đó, quan trọng nhất là “vùng hạ lưu nằm bên bờ bắc sông Thu Bồn - tức là khu phố cổ Hội An hiện nay”. Vì vậy, họ đã tận dụng được hết những thuận lợi do điều kiện tự nhiên mang lại để phát triển thương mại. Việc trao đổi, mua bán các loại hàng hóa của người Hoa diễn ra rất sầm uất ở thị cảng này. “Các vị khách Trung Quốc đều tới mua hàng rất nhiều, dẫu có một trăm thuyền lớn chuyên chở hàng hóa trong một lúc cũng không thể chở hết được”. Trong khi đó, các hàng hóa người Hoa mang đến đây cũng .