Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết nêu lên tổ chức xã hội ở các thôn làng dân tộc Kinh và tổ chức xã hội ở các thôn làng dân tộc thiểu số mới đến và Tổ chức xã hội ở các buôn làng dân tộc thiểu số tại chỗ. | TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở THÔN LÀNG TÂY NGUYÊN HIỆN NAY BÙI MINH ĐẠO* Từ sau năm 1975, hệ thống tổ chức chính quyền cấp trên thôn làng ở Tây Nguyên được xây dựng thống nhất cùng cả nước, bao gồm xã, huyện và tỉnh, trực thuộc Trung ương. Dù vậy, do đặc thù riêng về dân cư, dân tộc, tổ chức xã hội thôn làng vẫn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Quá trình di cư từ nơi khác đến trong lịch sử, nhất là từ sau năm 1975, cùng với những tác động mới đã dẫn đến tồn tại nhiều loại thôn làng phức tạp ở Tây Nguyên, bao gồm thôn làng dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số mới đến, dân tộc thiểu số tại chỗ và thôn làng xen cư dân tộc thiểu số tại chỗ với dân tộc mới đến. Bài viết phân tích thực trạng tổ chức xã hội ở bốn loại thôn làng nói trên ở Tây Nguyên hiện nay.* 1. Tổ chức xã hội ở các thôn làng dân tộc Kinh Trước Cách mạng Tháng Tám, vai trò của tổ chức xã hội truyền thống vẫn đậm nét trong đời sống các thôn làng người Kinh. Điều hành công việc trong làng là Hội đồng hương lý, gồm lý trưởng, phó lý, trưởng bạ (theo dõi việc đinh, điền), hộ lại (sinh, tử, giá thú), trương tuần (cai quản đám tuần phiên) và Hội đồng kỳ mục gồm tiên chỉ, thứ chỉ, một nhóm người là hưu quan và cả những người đã kinh qua bộ máy hương lý. Hội đồng hương lý thay mặt nhà nước thu thuế, bắt lính, bắt phu và thực hiện các quyết định của Hội đồng kỳ mục. Các quyết định của Hội đồng kỳ mục chủ yếu dựa vào lệ làng, thể hiện trong hương ước của làng. Trước * TS. Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên Pháp thuộc, mỗi làng có hương ước riêng. Năm 1921, thực dân Pháp tiến hành cải lương hương chính mà trọng tâm là cải cách hương ước và thay thế Hội đồng kỳ mục bằng Hội đồng tộc biểu, nhờ vậy, can thiệp sâu vào đời sống làng xã và hạn chế tính tự trị của bộ máy kỳ mục cũ. Thông qua bầu bán, người ta cử ra Ban hương hội bao gồm: chánh hội, phó hội, thủ quỹ và thư ký. Hội đồng tộc biểu có trách nhiệm lập sổ thu chi, bổ sưu thuế, quản lý các công trình công cộng, điều hành các công việc .